ĐÂY CHỈ LÀ TRANG BLOG CÁ NHÂN,KHÔNG ĐẠI DIỆN CHO TÔN GIÁO HAY ĐOÀN THỂ NÀO.CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ VÀO XEM

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

CHÙA DIỆU PHÁP : 30 NĂM CỬA CHÙA CHƯA HỀ ĐÓNG

Qua khỏi Khu Du Lịch Sinh Thái Vườn Xoài thuộc tỉnh Đồng Nai non chừng một cây số,chúng ta hỏi bất cứ một ai về một ngôi Chùa nuôi dạy trẻ mồ côi thì sẽ được hướng dẫn ngay tận tình con đường đi đến Chùa Diệu Pháp
 Nhà mồ côi chùa Diệu Pháp ngụ tại ấp Tân Cang, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai hiện đang là nơi nương tựa của 161 người; trong đó có 17 em tật nguyền, khoảng 60 người dưới 13 tuổi và 80 em trên 13, người tâm thần… 


Chùa có khuôn viên rất đẹp


Trụ Trì Chùa hiện nay : Ni Sư Thích Nữ Huệ Đức
 Trong gian truyền thống,ta nhìn thấy vô số hình ảnh những hoạt động của Chùa Diệu Pháp từ hơn 30 năm nay

 Có những số phận tưởng chừng như bạc phận
Cuộc sống mong manh phó mặc cho sự rủi may
Hoan hỷ thay ! may mắn được các Ni kịp thời can thiệp
 Hôm nay các em đã Thành Danh
 Thành Nhân
Và...Thành Thân
Từ những tấm lòng Bồ Tát của các Ni Sư,sự bất hạnh đã chuyễn hoá thành hữu hạnh
Theo lời Thích Nữ Huệ Đức trong số các em cô nhi xuất thân từ nơi đây có em được Ơn Trên kêu gọi và đã trở nên một vị Linh Mục Công Giáo.
Nhưng vẫn còn nhiều những số phận kém may mắn hơn










 Các em tại đây hiện đang theo học các Lớp Cao Đẵng hay Đại Học trên Thành Phố,cuối tuần đều trỡ về lại với mái ấm của mình
Có điều thú vị là các suất nước mía ngày hôm nay các em đang dùng đều do một Dòng Nữ Tu Công Giáo kề bên trao tặng.Được biết Dòng Nữ Tu này đã dành cho Chùa Diệu Pháp những sự giúp đở đáng kể.

Cớ sao em buồn ?
" Chúng con cám ơn các Ông,các Bà đã viếng thăm "



Xin nghiêng mình cảm ơn công đức vô lượng của các Ni Sư
Trưa ngày hôm đó chúng tôi được thưởng thức Bánh Xèo chay 
Đây là món đặc biệt để chiêu đãi khách thập phương khi đến viếng Chùa nên còn được bá tánh âu yếm gọi là " Chùa Bánh Xèo "








Chùa nằm trên mô đất 30.000 m2 do Sư cô Diệu Huệ hiến tặng năm 1981. Trụ trì Chùa hiện nay là Ni sư Thích Nữ Huệ Đức.
Các em trong độ tuổi đi học đều được đi học ở các trường địa phương, các em lớn thì học trung cấp nghề Lilama 45, Cao đẳng Dược ở Biên Hòa, Đại Học ở TPHCM và Khánh Hòa…
Để có tiền nuôi nấng các em, chùa phải làm công tác trồng cây giống, hoa màu, may đồ tu…. Ngoài ra, một số nhà hảo tâm kẻ ít người nhiều chung tay chia sẻ giúp đỡ. Nhờ đó, cuộc sống của các em tương đối tạm ổn qua ngày.( trích Phật Giáo Việt Nam )




Hình ảnh và lời bình : Michel Luong 

1 nhận xét:

  1. hôm nay ngày 09/08/2020 tôi có ghé chùa và có tham quan chùa thì thấy bức ảnh có thầy chụp cùng sư của chùa về tìm hiểu sự này thì rõ là người trưởng thành từ nơi đây ,thật hoan hỉ thay từ bi ,bác ái bình an sẽ luôn chiếu tới nơi này.

    Trả lờiXóa