Ngay từ thời gian đầu, trong Sách Lễ Rô-ma, ngày lễ “Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời” có tên “Assumptio Beatæ Mariæ Virginis”. Từ La-tinh Assumptio có nghĩa là “kết hợp”, nên ngày lễ gọi đúng tên là “Lễ Kết Hợp của Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” (ngụ ý “Kết Hợp với Chúa Giê-su Con Thiên Chúa và cũng là Con của Đức Mẹ ở trên trời“). Như vậy, ý nghĩa ngày lễ không nằm trong tên gọi mà chính trong Đức Tin, nền tảng của Thánh Truyền, giúp người Ki-tô hữu thấu hiểu về hồng ân “Đức Mẹ, sau khi viên mãn cuộc đời trần thế, được Thiên Chúa đón rước cả hồn xác lên trời kết hợp với Chúa Giê-su Con Mẹ”. Từ đó, ngày lễ có tên phổ thông là “Lễ Đức Mẹ hồn và xác lên trời”.
Khi dịch sang tiếng Việt, Giáo hội Công Giáo Việt Nam muốn giữ nguyên vẹn ý nghĩa của tên gọi “Assumptio Beatæ Mariæ Virginis” nên dịch là Lễ “Đức Bà Mông Triệu”. Chữ Mông Triệu ( 蒙 召 ) là từ Hán Việt bao hàm ý nghĩa: “Được ơn Gọi về” (Mông: bị, chịu, gặp, được nhờ, đội ơn. Vd: Mông ân: chịu ơn ; Triệu: Gọi, vời đến. Vd: Hiệu triệu, triệu hồi, triệu tập). Đức Mẹ ở trần gian mà “được ơn gọi về” thì tất nhiên là gọi về “Kết hợp với Chúa Giê-su ở trên Trời” vậy. Tuy nhiên, hầu hết Giáo dân Việt Nam đều ở tầng lớp bình dân, nên nghe tên “Đức Bà Mông Triệu” có vẻ mơ hồ. Vì thế, kể từ khi ĐGH Pi-ô XII ban hành Tông hiến “Munificentissimus Deus” công bố tín điều “Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời”, thì ngày lễ được gọi phổ thông là “Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời”,( giaoxutanviet.com )
Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu-Vũng Tàu
Lể kính trọng thể Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu ngày 15/8/2018 vào lúc 10 giờ cùng ngày.
Vắng tanh như Chùa Bà Đanh
Giáo dân đến tham dự chỉ bằng một Thánh lễ nơi Nhà Thờ Xứ chứ không phải nơi Đền Thánh Đức Mẹ vào một ngày đặc biệt tôn vinh Mẹ
Họ cải đạo hết rồi chăng hay có lý do nào khác ?
Ai có quyền tổ chức trọng thể,ai có thể mời gọi giáo dân.Chắc chắn không phải là tui,đau lòng thật !