“Người ta cũng có thể phản bội Chúa Giêsu vì những thứ không phải là 30 đồng bạc như: vợ chồng phản bội nhau, thừa tác viên của Chúa phản bội với bậc sống của mình hoặc chăn dắt đoàn chiên để mưu cầu lợi ích cho bản thân. Kẻ nào phản bội lương tâm thì cũng phản bội Chúa Giêsu,”
Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014
Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014
ĐTC PHANXICO-THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Đức Thánh Cha tiến ra bàn thờ, cúi chào, đoạn phủ phục xuống đất, một cử chỉ hết sức cảm động nói lên: sẵn sàng nằm xuống chết cho tội lỗi, cùng với Người, chúng ta thinh lặng âm thầm than khóc lỗi lầm chúng ta.
Đức Thánh Cha tôn vinh Thánh giá Chúa Kitô
5 giờ chiều thứ Sáu Tuần Thánh ngày 18.04.2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã long trọng cử hành nghi thức tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa tại Đền thờ thánh Phêrô cùng với các hồng y, giám mục và khoảng 8000 tín hữu. Đức Thánh Cha đã không giảng trong buổi cử hành phụng vụ nhưng thay vào đó là cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchino, vị giảng thuyết viên phủ giáo hoàng.
Với đề tài “Trong số họ cũng có Giuđa, kẻ phản bội”, cha
Cantalamessa đã chia sẻ về tiến trình phản bội tiệm tiến của Giuđa khi y bắt
đầu rút lén một số tiền từ quĩ chung. Vị giảng thuyết lưu ý rằng: “Sự
phản bội của Giuđa vẫn còn tiếp tục trong lịch sử và người bị phản bội vẫn luôn
là Chúa Giêsu.”
“Người ta cũng có thể phản bội Chúa Giêsu vì những thứ không
phải là 30 đồng bạc như: vợ chồng phản bội nhau, thừa tác viên của Chúa phản
bội với bậc sống của mình hoặc chăn dắt đoàn chiên để mưu cầu lợi ích cho bản
thân. Kẻ nào phản bội lương tâm thì cũng phản bội Chúa Giêsu,” cha Cantalamessa nói.
Vị giảng thuyết cũng lưu ý mọi người không nên bàn luận và phán
quyết về số phận của Giuđa. Ngài nói: “Giáo Hội xác nhận với chúng ta rằng một
người được tuyên thánh đang ở trong hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng Giáo Hội không
biết chắc chắn ai là người đang ở trong hỏa ngục.”
Sau bài giảng, nghi lễ được tiếp tục với việc đọc 10 lời nguyện,
nghi thức tôn vinh Thánh giá và hiệp lễ.
Trong ngày thứ 6 Tuần Thánh, Đức Thánh cha sẽ không đeo nhẫn ngư phủ và mang dây Pallium. Các giám mục cũng sẽ không đeo nhẫn giám mục.
( Trích : Dòng Tên Việt Nam )
Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014
ĐTC PHANXICÔ RỬA CHÂN CHO NHỮNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Cũng như năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục không
làm theo truyền thống, không thực hành việc rửa chân trong một Thánh Lễ Tiệc Ly
trang trọng tại Đền thờ thánh Phêrô, nhưng ngài đã đến một bệnh viện dành cho
người già và người khuyết tật để rửa chân cho 12 người khuyết tật có tuổi tác,
sắc tộc và tôn giáo khác nhau.
Những người được chọn trong cử hành phụng vụ đặc biệt này là
một cậu bé 16 tuổi người đảo Cape Verde (thuộc Bồ đào Nha) đã bị tê liệt sau một
tai nạn lặn biển năm ngoái; một thanh niên 19 tuổi và một phụ nữ 39 tuổi mắc chứng
bại não; hai cụ già 86 tuổi đi xe lăn trong đó một người bị bại liệt từ lúc còn
trẻ; một cụ già khác là người Hồi giáo xứ Lybia tên là Hamed, 75 tuổi; một người
bị viêm màng não; một người bị rối loạn não; một người bị hội chứng Down và một
người bị chứng động kinh.
Đây không phải là động thái lạ thường của Đức Thánh Cha vì khi
còn làm Tổng Giám mục của Buenos Aires, Argentina, ngài cũng đã rửa chân cho
những thành phần đặc biệt như các bệnh nhân SIDA, các bà mẹ trẻ và những người
nghiện ma tuý.
Trong bài giảng
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta
đã lắng nghe những gì Chúa Giêsu nói trong Bữa Tiệc Ly… Cử chỉ này là một lời
chia tay, là di sản mà Người để lại cho chúng ta. Ngài là Thiên Chúa và đã làm
cho chính mình trở thành tôi tớ, tôi tớ của chúng ta. Đây là di sản của Ngài:
bạn cũng phải trở thành tôi tớ của nhau.”
Dù có vẻ mệt mỏi và khó khăn mỗi khi đứng dậy do chứng đau
hông, Đức Thánh Cha đã quì xuống trước mặt từng người một, rửa chân cho họ và cẩn
thận hôn chân của từng người.
( Trích Dòng Tên Việt Nam )
Xem Video
THƯỢNG ĐẾ VÀ KHOA HỌC
Trong
lớp học, vị giáo-sư Triết-học ngắt giọng "Hãy để tôi giải-thích vấn-đề của
khoa-học đối với tôn-giáo", và ông yêu-cầu một học-sinh đứng lên.
- Em theo đạo Chúa ?
- Thưa Thầy, vâng.
- Em tin vào Thượng-đế ?
- Tất-nhiên.
- Thượng-đế có tốt không ?
- Em tin vào Thượng-đế ?
- Tất-nhiên.
- Thượng-đế có tốt không ?
- Chắc-chắn là tốt.
- Có phải là Ngài Toàn-năng ? Có thể làm được mọi
việc ?
- Thưa vâng.
- Em là tốt hay xấu ?
- Kinh-thánh bảo là kẻ xấu.
Vị giáo-sư cố ý cười, suy-nghĩ chốc lát và bảo
:"À ha ! Kinh-thánh ? Giả-sử ở đây có người bệnh và em có thễ chữa lành.
Em có khả-năng. Em có giúp anh ta? Em có thử không ?
- Thưa Thầy, em sẽ thử.
- Vậy em là người tốt.
- Em không có ý nói thế.
- Tại sao lại không nói như thế ?. Nếu có thể, em
sẽ giúp một người bệnh, tàn-tật. Hầu hết chúng ta sẽ làm nếu có thể, nhưng
Thượng-đế thì không !
Cậu học-trò không trả-lời, và vị giáo-sư tiếp-tục.
"Em trai tôi là tín-đồ đạo Chúa đã chết vì ung-thư mặc dầu đã từng cầu
nguyện xin Chúa Jesus cứu chữa... Sao mà cho Chúa Jesus tốt được ? Em có thể
trả-lời được không ?.
Cậu học-trò vẫn im-lặng.
Vị giáo-sư nói "em không thể trả-lời phải
không ?". Ông cầm lấy ly trên bàn nhấp môt ngụm nước tạo thời-gian cho cậu
học-sinh bớt căng thẳng. "Chúng ta bắt đầu trở lại. Thượng-đế có tốt hay
không ?".
- Dạ ... tốt !
- Quỷ Satan có tốt không ?
Cậu học-trò không ngại-ngần : "Không".
- Vậy Satan đến từ đâu ?
Cậu học-trò ngập-ngừng : "Từ Thượng-đế" .
- Đúng thế. Thượng-đế tạo Satan. Em cho tôi biết có
kẻ xấu ác trên thế-giới này không ?
- Dạ có .
- Kẻ xấu ác có khắp nơi. Và Thượng-đế tạo mọi thứ,
có đúng không ?
- Dạ đúng.
Vị giáo-sư tiếp-tục :
- Vậy ai tạo ra kẻ xấu ác ?. Nếu Thượng-đế tạo ra
mọi vật, thì Ngài tạo ra kẻ xấu ác. Do bởi xấu ác hiện-hữu, và theo nguyên-lý
"hành-động định-danh con người", vậy Thượng-đế là kẻ xấu ác.
Cậu học-trò lại không trả-lời.
- Có phải bệnh-tật, vô đạo-đức, hận-thù và xấu xa
hiện-hữu trên cõi đời này ?
Cậu học-trò đứng im lúng-túng "Thưa
vâng".
- Vậy thì ai tạo ra chúng?
Cậu học-trò lại không trả-lời để vị giáo-sư lập lại
câu-hỏi "Ai tạo ra chúng ?".
Vẫn không có câu trả-lời. Đột-nhiên vị thẩy bước
đến trước lớp học. Cả lớp như bị mê-hoặc. Ông tiếp tục hỏi một học-sinh khác
"Hãy nói cho tôi nghe !".
- Em có tin vào đức Chúa không ?.
- Vâng, Thưa Thầy, em tin.
Vị giáo-sư ngừng bước :
- Khoa-học bảo em có ngũ-giác-quan dùng để xác-định
và quan-sát thế-giới xung quanh. Em đã thấy Chúa Jesus bao-giờ chưa
- Thưa Thầy, em chưa bao giờ thấy Ngài.
- Có bao-giờ em cảm-nhận được Chúa của em, nếm Chúa
của em hay ngửi thấy Chúa của em ? Có bao giờ em có những cảm-giác nhận biết
đức Chúa hay Thượng-đế ?
- Thưa Thầy, đáng tiếc là em không có.
- Em vẫn còn tin Chúa ?
- Thưa vâng.
- Theo quy-tắc những giao-thức thể-nghiệm,
khả-nghiệm, và chứng-minh được, khoa-học bảo Thượng-đế không hiện-hữu... Em nói
như thế-nào vể điều đó ?
- Không. Em chỉ có đức tin của em.
- Vâng. Đức tin. Và đó chính là vấn-đề khoa-học đã
có đối với Thượng-đế. Không có bằng-chứng, chỉ có đức tin.
Cậu học-trò đứng lặng lẽ một lúc, trước khi hỏi :
"Thưa Thầy, có cái gì là nhiệt không ?".
- Có.
- Và có cái gì là lạnh không ?
- Vâng, có cả lạnh nữa em à .
- Thưa Thầy, không phải vậy.
Vị giáo-sư quay nhìn vào mặt cậu học-trò tỏ vẽ
thú-vị. Cả lớp đột-nhiên im lặng như tờ. Cậu học-trò bắt đầu giải-thích :
- Thầy có thể có rất nhiều nhiệt, thậm chí thêm
nhiều nhiệt, siêu-nhiêt, vô-hạn-nhiệt, nhiệt trắng, môt chút nhiệt hay không
nhiệt, nhưng chúng ta không có cái gì gọi là "lạnh". Ta có thể đạt
xuống 458 độ dưới zero mà không có nhiệt, nhưng ta không thể xuống hơn thế nữa.
Không có gì là "lạnh" hết; nếu không ta có thể đạt mức lạnh hơn độ
thấp nhất là -458 độ. Mọi thể-vật có thể nghiên-cứu được khi chúng có hay
truyền được năng-lượng. Ở độ zero tuyệt-đối (-458 F) hoàn-toàn vắng bóng nhiệt.
Thưa Thầy, Thầy có thấy "lạnh" chỉ là chữ ta dùng để diễn tả sự
"vắng bóng nhiệt". Ta không thể đo-lường "lạnh" Ta có thể
đo lường nhiệt theo những đơn-vị nhiệt vì nhiệt là năng-lượng. "Lạnh"
không phài là đối nghịch của nhiệt. Thưa Thầy, đó chỉ là vắng bóng nhiệt.
Cả lớp lặng im. Có cây bút rơi đâu đó, nghe như
tiếng búa rơi.
- Thưa Thầy, còn "bóng tối" ? Có cái gì
là bóng tối không ?
Vị giáo-sư đáp lại không do dự :
- Có. Đêm là gì nếu đó không là bóng tối ?
- Thầy lại sai lầm. Bóng tối không là một cái gì cả
; chỉ là sự vắng mặt một cái gì đó. Thầy có thể có ánh-sáng yếu, bình-thường,
ánh-sáng mạnh, ánh sáng nháy, nhưng nếu ánh sáng không liên-tục, Thầy chẳng có
gì hết và phải chăng đó được gọi là bóng tối ? Và nếu thế, Thầy có thể làm bóng
tối tối hơn, Thầy có thể làm được vậy hay không ?
Vị giáo-sư bắt đầu nở nụ cười với cậu học trò trước
mặt. Đây hẳn sẽ là một học kỳ tốt đẹp. :
- Người bạn trẻ, em muốn nói đến điều gì ?
- Vâng thưa Thầy. Điều em muốn nói là tiền-đề
triết-học Thầy khởi xuất là sai lầm, và kết-luận của Thầy cũng thiếu sót.
Lần này, nét mặt của vị giáo-sư không che giấu được
sự ngạc-nhiên :
- Sai lầm ? Em có thể giải-thích được không ?
Câu học-trò giải thích :
- Thầy đang tạo một tiền-đề có hai mặt. Thầy tranh
luận rằng có sự sống và rồi có sự chết; một Thượng-đế tốt và môt Thượng-đế xấu.
Thầy đang có khái-niệm về Thượng-đế như là một gì hữu-hạn, là môt gì ta có thể
đo đạc. Thưa Thầy, thậm chí khoa-học không thể giải-thích một ý-nghĩ. Dùng điện
và từ, nhưng chưa bao giờ thấy, không hoàn toàn hiểu được đầy đủ. Xem cái chết
như là đối nghịch với sống là không hiểu gì hết, thực ra cái chết không thể
hiện-hữu như môt tồn-tại độc lập. Chết không đối nghịch với sống, chỉ là vắng bóng
sự sống.. Bây giờ Thầy cho em biết có phải Thầy dạy học trò rằng chúng
"tiến-hóa" từ khỉ ?
- Người bạn trẻ ơi, nếu em đề cập đến quá-trình
tiến-hóa thiên-nhiên, vâng, tất-nhiên tôi đã dạy như thế.
- Có bao giờ Thầy dùng đôi mắt quan-sát sự tiến-hóa
?
Vị giáo-sư bắt đầu lắc đầu, vẫn cười mỉm như nhận
ra cuộc tranh-luận sẽ như thế nào. Thật là một học kỳ tốt đẹp.
- Do bởi không một ai quan-sát được quá-trình
tiến-hóa và lại càng không minh-chứng được nó đang tiếp-diễn, sao Thầy không
dạy những quan-điểm của Thầy ? Phải chăng giờ đây Thầy chẳng là một khoa-học
gia, mà là một người thuyết-giáo ?
Cả lớp học náo động. Người học trò vẫn im-lặng cho
đến khi sự ồn ào lắng xuống.
- Để tiếp nối vấn-đề Thầy đã đặt ra cho bạn kia, em
xin đưa một thí-dụ để rõ ý của em
Người học trò nhìn quanh lớp :
- Có ai trong các bạn đã từng nhìn thấy bộ não của
Thầy ?
Cả lớp bật vang tiếng cười.
- Có ai trong các bạn đã từng nghe bộ não của Thầy
? cảm nhận bộ não của Thầy, rờ mó và ngửi bộ não của Thầy ? Chẳng thấy có ai
làm vậy cả. Vậy thì, theo quy-tắc những giao-thức thể-nghiệm, khả-nghiệm, và
chứng-minh được, khoa-học bảo Thầy không có bộ não, thưa Thầy, em vẫn với một
lòng tôn kính. Vậy thì, nếu khoa-học bảo Thầy không có bộ não, làm sao chúng em
có thể tin vào các bài giảng của Thầy ?
Giờ thì cả lớp lặng yên. Vị giáo-sư chỉ nhìn chăm
chăm học trò, khuôn mặt khó hiểu. Cuối cùng, tưởng chừng như vô-tận, vị Thầy
già trả lời :
- Tôi đoán em sẽ phải đưa họ về lại với đức tin.
Cậu học-trò tiếp-tục :
- Bây giờ Thầy chấp nhận rằng có đức tin, và trên
thực tế, đức-tin hiện-hữu với đời sống. Bây giờ, có cái gì là xấu ác không Thầy
?
- Tất nhiên có. Chúng ta thấy hàng ngày. Những thí
dụ vô-nhân của người đối với đồng loại; vô số tội ác và bạo-lực xảy ra khắp nơi
trên thế-giới. Những điều này biểu-hiện không gì khác hơn là điều xấu ác.
Cậu học-trò trả-lời :
- Thưa Thầy, sự ác không hiện-hữu, hoặc ít nhất nó
cũng không tự nó hiện-hữu. Đơn-giản, sự ác là vắng bóng Thượng-đế. Cũng giống
như bóng tối và lạnh, chỉ là ngôn từ con người đặt ra để diễn giãi sự vắng mặt
của Thượng-đế. Thượng-đế không tạo ra sự ác. Sự ác chỉ là kết quả những gì khi
con người không có tình-yêu của Thượng-đế trong con tim của họ. Giống như
"lạnh" đến khi không có nhiệt hay bóng tối đến khi không có ánh sáng.
Vị giáo-sư ngồi xuống.
Bị
chú : Cậu học-trò trong câu chuyện là Albert Einstein
Nếu bạn đọc một mạch đến hết và miệng mỉm nụ cười, bạn nên gửi cho gia-đình và bè bạn với tiêu-đề "Thượng-đế và Khoa-học"
Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014
CHÚA NHẬT LỄ LÁ 13/4/2014
Chúa nhật Lễ Lá là ngày lễ rơi vào ngày Chủ nhật trước lễ Phục Sinh. Trong Giáo hội Tây phương, nó phải luôn luôn rơi vào một trong số 35 ngày giữa 15 tháng 3 và 18 tháng 4.
Chú dẫn : Theo Wikipedia
Lễ này kỷ niệm một sự kiện được viết trong bốn sách Phúc âm quy điển (Mark 11: 1-11, Matthew 21: 1-11; Luke 19: 28-44; và John 12: 12-19)- kể về việc Chúa Giê-su tiến vào thành Jerusalem những ngày trước khi chịu khổ hình.
Truyền thống sử dụng lá cọ trong các nghi lễ, nhưng vì ở các vùng khác nhau có thể không có cọ hoặc khó tìm được, dẫn tới có thể thay thế bằng những cành cây thủy tùng, cây liễu hay những cái cây bản xứ khác. Chủ nhật thường được xác định bởi những tên của những loại cây này. Ở Việt Nam, hầu hết các nhà thờ sử dụng lá dừa. Những chiếc lá được thắt một cách công phu để thể hiện sự vui mừng hoan hô đón Chúa
Chú dẫn : Theo Wikipedia
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)