ĐÂY CHỈ LÀ TRANG BLOG CÁ NHÂN,KHÔNG ĐẠI DIỆN CHO TÔN GIÁO HAY ĐOÀN THỂ NÀO.CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ VÀO XEM

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

NGHI THỨC TƯỞNG NIỆM CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA TẠI GX VŨNG TÀU

Lúc 5 giờ 30 chiều ngày Thứ Sáu Tuần Thánh ( 29/3/2013) tại sân Nhà Xứ Vũng Tàu đã tổ chức trọng thể nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa GiêSu

Cha phó An-Tôn Nguyễn Minh Trí đã thực hiện lại cuộc khổ nạn của Chúa bằng hình thức trực quan  qua việc vác Thánh Giá gỗ qua 14 chặng  đàng.

Đây là một hình thức chiêm ngắm 14 chặng đàng Thánh Giá lần đầu tiên tại Giáo Xứ Vũng Tàu.Giáo dân thực sự ngạc nhiên và tâm hồn họ hình như cảm thấy gần gũi,hiệp thông hơn rất nhiều với cuộc khổ nạn của Chúa.









Giáo dân hôm nay tham dự thật đông,hơn hẵn những năm trước rất nhiều.Thiết nghĩ đây là một hình thức cần được duy trì hằng năm.
Họ đã đến,họ đã thấy và họ đã hòa mình vào sự cứu chuộc của Chúa một cách thật sự

Ảnh : Michel Luong
Chuyện bên lề:
 Đúng hay sai ?

Ảnh : Michel Lương Hữu Phước
Xem tất cả ảnh tại ĐÂY ( Click vào chử ĐÂY )

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

NGƯỜI CÓ ĐẠO

Đừng đeo Thánh Giá,đừng phô bày tượng ảnh để cho người ta biết mình là người Công Giáo.Hãy sống làm sao cho mọi người tự hào là đã được quen biết với người có Đạo Công Giáo.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

CÂU CHUYỆN VỀ SỰ LỰA CHỌN


    Hai người nông dân rời quê đi kiếm sống. Một người muốn đi Thượng Hải, còn người kia muốn đi Bắc Kinh. Trong phòng chờ, họ đã thay đổi ý định, bởi vì họ nghe người xung quanh bàn luận rằng: Người Thượng Hải khôn ngoan lắm, người nơi khác đến hỏi đường, họ cũng thu lệ phí. Còn người Bắc Kinh thì thật thà chất phác, thấy ai không có cái ăn, không những họ cho bánh mà còn cho cả quần áo cũ nữa. Thế là, họ gặp nhau và đổi vé cho nhau.
    Người đi Bắc Kinh nhận thấy rằng, Bắc Kinh thật là tuyệt vời. Tháng đầu tiên, anh ta không phải làm gì cả, nhưng vẫn không bị đói. 
   Người đi Thượng Hải phát hiện rằng. Thượng Hải quả là một thành phố có thể kiếm được nhiều tiền. Làm việc gì cũng có thể kiếm ra tiền. Chỉ đường cho người khác cũng có thể kiếm được tiền, bưng một chậu nước cho người khác rửa mặt cũng có thể kiếm được tiền. Chỉ cần chịu khó động não một chút, rồi chịu khó lao động là có thể kiếm được nhiều tiền.
Một thời gian sau, dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình đối với đất trồng, người đi Thượng Hải ra vùng ngoại ô lấy đất, trộn lẫn với lá cây và cát, bán cho người những người Thượng Hải yêu hoa mà chưa nhìn thấy đất trồng hoa bao giờ. Một năm sau, nhờ vào loại “đất trồng cây cảnh” ấy, ông đã có một cửa hàng nho nhỏ.
Sau nhiền năm đi lại trong các ngõ hẻm, ông nhận thấy: một số cửa hàng tuy được quét dọn sạch sẽ như chùi, nhưng biển hiệu lại rất dơ bẩn. Dò hỏi, ông mới được biết, đó là do những công ty vệ sinh chỉ chịu trách nhiệm lau chùi sàn nhà, mà không chịu trách nhiệm lau chùi bảng hiệu. Thế là, ông thành lập một công ty chuyên lau chùi bảng hiệu. Đến nay, công ty của ông có hơn 150 người, công việc làm ăn cũng được mở rộng từ Thượng Hải đến Hàng Châu và Nam Kinh. 
   Sau đó, ông đi tàu lên Bắc Kinh khảo sát tiềm năng của dịch vụ vệ sinh ở đây. Khi đến ga Bắc Kinh, ông thấy một người nhặt rác thò đầu vào toa giường mềm, xin vỏ lon bia. Khi ông đưa vỏ lon bia cho người đó, họ mới giật mình nhận ra nhau, hoá ra, 5 năm trước đây, họ từng đổi vé cho nhau.
Thành bại của con người nằm ở chỗ họ nhìn nhận thế giới và xác định chỗ đứng của mình như thế nào. Nếu bạn có những suy nghĩ tích cực, thế giới theo cách nhìn của bạn sẽ là điểm tựa tốt nhất để bạn hoàn thiện bản thân. Nếu bạn có những suy nghĩ tiêu cực và thái độ ỷ lại, thế giới theo cách nhìn của bạn chỉ có thể là vốn liếng để bạn tiêu xài phung phí. Những người luôn nhìn thấy và nắm bắt cơ hội ở bất cứ nơi nào thì rất ít khi thất bại.
( Internet )

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

MỪNG KÍNH THÁNH CẢ GIUSE 19/3

Lạy Thánh Cả GIUSE, Cha nuôi trung tín của Hài Nhi GIÊSU, phu quân đồng trinh của Mẹ THIÊN CHÚA, Vị Bảo Trợ quyền năng của Hội Thánh, chúng con chạy đến cùng Ngài để xin Ngài ơn che chở đặc biệt.
Ngài không hề tìm kiếm điều gì nơi trần gian ngoài việc tìm kiếm Vinh Quang THIÊN CHÚA và lợi ích cho tha nhân. Dâng hiến hoàn toàn cho Đấng Cứu Thế, niềm vui của Ngài là cầu nguyện, lao động, hy sinh, chịu đau khổ và chịu chết vì Chúa. Thế gian không biết Ngài nhưng Đức Chúa GIÊSU biết Ngài. Chúa hài lòng nhìn cuộc đời Ngài giản dị và dấu ẩn nơi Chúa.
Lạy Thánh Cả GIUSE, Ngài từng giúp đỡ không biết bao nhiêu người! Chúng con chạy đến cùng Ngài với niềm tin tưởng bao la. Ngài nhìn thấy trong ánh sáng THIÊN CHÚA những gì còn thiếu sót nơi chúng con. Ngài biết rõ những lo âu, những khó khăn và những phiền muộn của chúng con. Chúng con xin phó thác nơi sự ân cần chăm sóc hiền phụ của Ngài chuyện đặc biệt này (... ... ) Chúng con xin đặt vào đôi bàn tay Ngài từng cứu sống Hài NHi GIÊSU.
Nhưng nhất là, xin Ngài khẩn cầu THIÊN CHÚA ban cho chúng con ơn không bao giờ lìa xa Đức Chúa GIÊSU do tội trọng của chúng con, nhưng được biết Chúa và yêu mến Chúa mỗi ngày một hơn, cũng như yêu mến Mẹ Chí Thánh của Chúa. Xin Ngài khẩn cầu THIÊN CHÚA cho chúng con biết luôn luôn sống dưới sự hiện diện của THIÊN CHÚA và làm mọi sự vì vinh quang THIÊN CHÚA và vì lợi ích cho các linh hồn, để một ngày kia được chiêm ngắm thánh nhan THIÊN CHÚA và mãi mãi chúc tụng Chúa cùng với Ngài. Amen.

(Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt )

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

ĐẤT THÁNH XUÂN LỘC

Nhân Lễ Giổ 100 ngày của người Dì lúc sinh tiền sống tại Long Khánh.Gia đình đã vào tận nghĩa trang để viếng mộ và nhận thấy đôi điều cần phải suy gẫm
Được một nơi an nghĩ như thế này thì cũng thú vị thật !

Rất sạch sẽ và yên bình
Không ai cao,ai thấp.Tất cả đều cùng một kích cở như nhau
Không ai bị mặt hậu và không ai được chọn mặt tiền.Theo thứ tự trước sau mà an táng vào những huyệt đã làm sẵn.
 Tang lễ của giáo dân nơi đây được cử hành rất long trọng với sự hiện diện đông đủ gồm có Cha Chánh Xứ,Phó Xứ, các nữ tu và đông đảo cộng đoàn giáo dân.

 Sau đó tất cả cùng đưa tiễn linh cữu đến tận Đất Thánh 
Thực hiện thêm một số nghi thức tại đây
Và đến tận huyệt để cầu nguyện thêm lần cuối

Rất trang trọng và ấm áp trong tình người.Xin cảm ơn cộng đoàn Dân Chúa trong Giáo Xứ Chánh Tòa Xuân Lộc.

Hình ảnh : Michel Luong

Lời bình :
Đa số những người theo Đạo ai cũng đều tin rằng một lời cầu xin nơi các Linh Mục,Tu sĩ sẽ bằng ngàn lời cầu nguyện của giáo dân.Vì thế trong những trường hợp phải vĩnh biệt người thân,tang gia họ rất mong muốn được thêm lời cầu nguyện của các Ngài cho thân nhân họ ở tận nơi chốn cuối cùng này.Vì thế sự ân cần của các Cha,các Tu sĩ nơi Giáo Xứ Chánh Tòa  Xuân Lộc là một sự ủi an vô bờ bến đối với họ.
Buồn thay!không phải ở nơi nào cũng có được sự may mắn đến như vậy !
 ( Michel Luong )

CHIA SẺ LỜI CHÚA

1. Ghi nhớ: "Ai tuân giữ lời Tôi sẽ không bao giờ phải chết". (Ga 8, 51)
2. Suy niệm : Trong bài tin mừng hôm nay, Khi Đức Giê-su nói về cái chết thì người người Do Thái nghĩ một cách rất đơn sơ. Họ cứ nghĩ Người nói về cái chết thể xác, họ cứ dựa vào quan niệm hẹp hòi, thiển cận của mình để mà bắt bẻ Chúa Giê-su. Thật ra khi Chúa Giê-su nói về cái chết thì đó là cái chết về phần linh hồn. Do đó con người ta muốn không bị chết thì phải tuân giữ lời Chúa, là nguồn sống vĩnh cửu. Người có ý loan báo kẻ nào đặt niềm tin vào Người và tiếp nhận Người thì được thông dự vào sự sống của Thiên Chúa. Để được sự sống vĩnh cữu thì mỗi người chúng ta phải biết phó thác vào Thiên Chúa và thi hành niềm tin đó trong cuộc sống
3. Sống Lời Chúa : Đức tin là sức mạnh vượt thắng sự chết
4. Cầu nguyện : Lạy Chúa, xin hãy mở con mắt đức tin của con và anh em con để con có thể đón nhận và tin vào Chúa, là nguồn sống vĩnh cửu, là hạnh phúc của đời con Amen.

( Elyssa Tran )

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

ĐỨC PHANXICO:KHÔNG THAY ĐỔI MÀ THAY ĐỔI THẬT NHIỀU

Từ lúc được bầu làm giáo hoàng và trong suốt ngày đầu tiên, Đức Phanxicô gây hết từ ngạc nhiên thú vị này tới ngạc nhiên thú vị khác mà theo Giám Đốc Tin Tức của EWTN, thì chẳng có gì thay đổi đối với ngài nhưng là thay đổi rất nhiều đối với người khác, và những người lo lắng hơn cả đối với sự thay đổi này là đa số chức sắc trong Giáo Triều. 
...Ngạc nhiên đầu tiên, như lời Đức Hồng Y Dolan của New York kể lại là việc ngài đứng để nhận sự “thần phục” của các hồng y anh em, chứ không “ngự” trên ngai tại Nhà Nguyện Sistine, một việc mà ngài nhận thấy rất bình thường. Thái độ tự nhiên quay qua quay lại ngay trên bancông đầy nghi lễ của Vatican, trước hàng nửa triệu tín hữu và “quân cách” phía dưới cũng là một hình thức lạ với nhiều người, nhưng với ngài, thì chẳng có gì lạ cả. Hình như nửa triệu tín hữu kia cũng vẫn chỉ là anh chị em của ngài, như những anh chị em của ngài tại Buenos Aires. Ngoài bộ áo chùng trắng ra, chưa có gì khác chứng tỏ ngài ra khác, không biết chiếc nhẫn ra sao, nhưng cây thánh giá trên ngực thì, theo Cha Lombardi, vẫn là cây thánh giá khi còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires. Không ai không chú ý tới cử chỉ cuối cùng trước khi ngài tạm biệt đám đông tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô khi ban phép lành đầu tiên cho họ: các chức sắc nghi lễ nhắc ngài rời khỏi khán đài, nhưng ngài quay qua phụ tá đòi mang micro tới để ngài chúc họ ngủ ngon và hứa cầu nguyện cho họ vào ngày hôm sau. Với người khác, đó là phá lệ, nhưng với ngài, đó là việc bình thường, không có gì thay đổi.
Người ta nhắc đến chuyện ngài “bông đùa” trên bancông Vatican về việc các hồng y anh em phải lặn lội vượt trùng dương, tới tận chân trời góc bể, để tìm ra ngài. Nhưng chuyện “bông đùa” còn vui hơn, được Đức Hồng Y Dolan kể lại, là lúc trở lại Nhà Thánh Marta, bằng minibus quen dùng lúc dự cơ mật viện chứ không phải “limousine” của giáo hoàng, ngài nói với các hồng y anh em: “Xin Chúa tha tội cho anh em (vì đã dại chọn tôi làm giáo hoàng)!” Vẫn như xưa, chẳng có gì thay đổi.

Nhưng sự không thay đổi này hiện đang làm đau đầu nhiều giới chức Vatican, cụ thể là các người có nhiệm vụ tháp tùng ngài và các nhân viên an ninh. Về việc này, có người so sánh ngài với Đức Gioan Phaolô I, vị giáo hoàng là chính mình đến độ một mình ra khỏi khuôn viên Vatican. Quả tình nụ cười của Đức Phanxicô không khác bao nhiêu so với nụ cười của vị Giáo Hoàng Mỉm Cười. Giám Đốc Tin Tức của EWTN phúc trình rằng Đức Phanxicô muốn đi đâu thì đi, đi thế nào thì đi, ngài là người của chính ngài, khiến giới chức an ninh không biết đâu mà mò. Về điểm này, phát viên ngôn viên Tòa Thánh Là Cha Lombardi xác nhận: các nhân viên an ninh đang tìm cách thích ứng với phong cách đi đứng hết sức đặc trưng của Đức Phanxicô. Ngài vẫn là ngài, không thay đổi. Nhưng sự không thay đổi này đang làm thay đổi nhiều người.
Ngài không theo cửa chính của Đền Thờ Đức Bà Cả, vì lúc đó, chưa mở cửa, thì “ta” vào theo lối phòng áo, rất tự nhiên, không thắc mắc, tay tự mang bó bông “con thảo” từ ngoài, vòng hết gian chính nhà thờ, tới tượng Mẹ, bằng một nhịp bước không cần chờ ai, tự đặt bó bông đơn giản trước tượng Mẹ để cầu cho anh chị em mình. Nếu để ý, thì đây là một bó bông hết sức tầm thường, một bó bông mà bất cứ bà nội trợ nào cũng có thể ngắt từ thửa vườn sau nhà.

Điều gây ngạc nhiên hơn cả là sau một đêm ngủ ngon, như ngài nói với các hồng y anh em, mọi sự xem ra cũng vẫn không có gì thay đổi đối với ngài. Rời Vatican lần đầu tiên trong tư cách giáo hoàng, ngài vẫn không dùng “limousine” giáo hoàng, mà dùng một trong các xe của cảnh sát Vatican để kính viếng Đền Thờ Đức Bà Cả. Lúc đến cũng như lúc đi, chỉ vỏn vẹn mấy chức sắc tháp tùng. Trên đường trở về, ngài làm mọi người ngạc nhiên khi gửi lời chào tới các trẻ em của một ngôi trường gần đó, rồi bắt tài xế dừng lại Domus Internationalis Paulus VI, gần Piazza Navona, nơi ngài cư ngụ trước khi tham dự cơ mật viện, để lấy đồ đoàn gửi tại đó và nhất là trả tiền trọ! Điều này không biết có phá bỏ mọi nghi thức liên quan tới vị giáo hoàng tân cử hay không, nhưng nhất định đánh đổ câu trả lời của linh mục Matt Malone, S.J., chủ bút tạp chí America khi ngài trả lời một câu hỏi của độc giả rằng: khi được bầu, đức giáo hoàng có đi lấy đồ đoàn của mình và mang tới Rôma hay không? Linh mục Malone nói như “đinh đóng cột” rằng: vị tân giáo hoàng sẽ ở lại Vatican, mọi đồ đoàn sẽ được mang tới cho ngài bằng bất cứ giá nào! Câu trả lời này ít nhất không đúng đối với Đức Phanxicô.

(Nguồn:tinvui.info)

20 ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ TÂN GIÁO HOÀNG FRANCIS


1. Giáo hoàng Francis, tên thật là Jorge Mario Bergoglio, xuất thân từ một gia đình trung lưu có 5 người con và có cha là công nhân đường sắt gốc Italia.
2. Cha ông, Mario Jorge, di cư từ vùng Piedmont của Italia tới Argentina.
3. Tân Giáo hoàng thành tạo tiếng Italia, Đức, Tây Ban Nha. Ông cũng nói được tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha dù không trôi chảy và và một chút thổ ngữ Piedmont.
4. Ông từng bị cắt một lá phổi thời thiếu niên vì bị nhiễm trùng.
5. Giáo hoàng Francis yêu thích tango. “Tôi yêu tango và thường khiêu vũ thời còn trẻ”, ông từng nói với Francesca Ambrogetti và Sergio Rubin, tác giả cuốn hồi ký “El Jesuita” năm 2010 của ông.
6. Ông từng có bạn gái khi còn trẻ. “Cô ấy nằm trong nhóm bạn mà tôi từng khiêu vũ cùng. Nhưng sau đó tôi nhận ra niềm đam mê với tôn giáo”, Giáo hoàng Francis tiết lộ với Ambrogetti và Rubin.
7. Ông từng làm vệ sĩ gác cửa tại một quán bar ở Buenos Aires để kiếm tiền thời còn là sinh viên.
Giáo hoàng Francis cầm lá cờ in logo của đội bóng yêu thích San Lorenzo.
8. Giáo hoàng Francis là fan cuồng nhiệt của câu lạc bộ bóng đá San Lorenzo, một đội bóng ở Buenos Aires. Năm 1972, San Lorenzo là đội bóng Argentina đầu tiên từng giành giành hai chức vô địch trong một năm.
9. Bức họa yêu thích của ông là "White Crucifixion" (Đóng đinh vào thập giá màu trắng), do Marc Chagall vẽ năm 1939. 
10. Bộ phim yêu thích của ông là "Babette's Feast", một bộ phim của Đan Mạch sản xuất năm 1987.
11. Ông từng nghiên cứu triết học tại Đại học công giáo Buenos Aires và cũng có bằng thạc sĩ hóa học tại Đại học Buenos Aires.
12. Giáo hoàng Francis từng giảng dạy văn học, tâm lý, triết học và thần học trước khi trở thành tổng giám mục của Buenos Aires.
13. Ông là đồng tác giả cuối sách “Sobre el Cielo y la Tierra” (Trên thiên đường và trái đất).
14. Ông đảm nhiệm chức tổng giám mục của Buenos Aires từ 1998-2013. Trong thời gian làm tổng giám mục, ông đã trở thành tấm gương cho người khác với lối sống khiêm nhường, tránh mọi sự xa hoa.
ĐHY Jorge Mario Bergoglio nói chuyện với một hành khách khi đi trên xe điện ngầm ở Buenos Aires.
15. Giáo hoàng Francis thường sử dụng phương tiện công cộng thay vì taxi hoặc xe riêng để đi lại quanh Buenos Aires. Ông sống trong một căn hộ nhỏ với một linh mục nhiều tuổi hơn và tự nấu ăn.
16. Ông được Giáo hoàng John Paul tấn phong làm hồng y năm 2001.
17. Trong mật nghị bầu giáo hoàng năm 2005 mà ông được xem là ứng viên sáng giá. Giáo hoàng Francis được cho là trở thành nạn nhân của một chiến dịch bôi nhọ của những người khác, vốn cáo buộc rằng ông không bao giờ cười.
18. Giáo hoàng Francis thường bay tới Rome bằng vé máy bay hạng phổ thông.
19. Francis là giáo hoàng đầu tiên không phải người châu Âu kể từ thời Gregory III, người sinh ra tại vùng đất là Syria ngày nay và được bầu làm giáo hoàng năm 731.
20. Ông sẽ lấy tước hiệu là Giáo hoàng Francis chứ không phải Francis I. Giải thích về điều này, phát ngôn viên Vatican Federico Lombardi nói: “Sẽ là Francis I nếu chúng ta có Francis II”. 
( Theo DÂN TRÍ )
 Hồng y Bergoglio (người Argentina) do một nghệ nhân Ấn độ tạo bằng cát ngay khi ngài trở thành Giáo hoàng Francis I.
Lối sống giản dị tới mức khắc khổ và bản tính khiêm nhường là điểm nổi bật của Giáo hoàng Francis I. Từ khi trở thành Hồng y Giáo chủ Argentina năm 2001, ngài chưa bao giờ sống trong một tòa nhà tráng lệ của Giáo hội. Thay vào đó, ngài chọn căn hộ nhỏ trong chung cư với một lò sưởi nhỏ. Vị tổng giám mục Argentina thường xuyên di chuyển bằng xe buýt và tự nấu nướng.
Báo La Nacion của Argentina viết rằng, khi Hồng y Bergoglio tới Rome, ngài không muốn mọi người biết mình là một Hồng y. Vì thế ngài thường mặc áo chùng đen. Ngoài ra, khi được thụ phong chức Hồng y, Bergoglio quyết định không may bộ trang phục mới. Thay vào đó, ngài yêu cầu những người giúp việc sửa lại trang phục của Hồng y tiền nhiệm để nó vừa với thân hình ngài. Trong cuộc họp của các Hồng y tại Rome, ngài thường ngồi ở hàng ghế cuối vì không muốn gây sự chú ý.

Trích Facebook )

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

TÂN GIÁO HOÀNG PHANXICO

Đức Hồng Y Bergoglio được bầu làm tân Giáo Hoàng Phanxicô 
VATICAN. ĐHY Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi, TGM giáo phận Buenos Aires, Argentina, đã được bầu làm Giáo Hoàng và ngài lấy danh hiệu là Phanxicô.
Lúc 19 giờ 6 phút tối hôm 13-3-2013, khói trắng bắt đầu xông ra từ ống khói trên mái nhà nguyện Sistina, giữa tiếng reo vui mừng của hàng chục ngàn tín hữu kiên nhẫn đứng chờ đợi hàng giờ trước đó dưới trời mưa.
Khói trắng thật rõ ràng, các chuông của Đền thờ thánh Phêrô được gióng lên liên hồi, báo hiệu đã có Giáo Hoàng mới.

* Click vào hình để xem chi tiết.
Tin này được loan đi lập tức trên khắp thế giới. Các đài truyền hình và phát thanh tạm ngưng chương trình đang phát để loan đi tin quan trọng này.
Tại Roma, hàng chục ngàn tín hữu và dân chúng dùng mọi cách để tuôn về Quảng trường thánh Phêrô để chào mừng vị tân Giáo Hoàng.
Quảng trường đông chật người, các tín hữu nhẩy mừng...

( Vatican.net )


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRƯỚC KHI CÓ TÂN GIÁO HOÀNG
ĐHY Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi, TGM giáo phận Buenos Aires, Argentina ( đứng đầu hàng )


















Thiên Chúa không tuyển chọn theo như cái cách mà người đời thường hay suy đoán .Ngài làm theo cách của Ngài là đi đến đầu bên kia của thế giới và đem về Francis I ,nơi đó Ngài có đông con chiên nhất .Tông hiệu của Đức Giáo Hoàng thứ 266 là Phanxicô ( Francis), vậy thì thánh Phanxicô nào: Xaviê hay là Assisi? ha...y có thể là Phanxicô Xaviê, vì Ngài là một trong những vị thánh tổ phụ sáng lập Dòng Tên, nơi mà Đức Tân Giáo Hoàng xuất thân. Còn nếu ngài chọn Danh hiệu là Phanxicô Assisi thì có lẽ cũng hợp với lối sống của ngài: đơn sơ khiêm nhường. Được biết ngay khi đã là Hồng Y Tổng Giám Mục, ngài vẫn thích sống trong một căn hộ nhỏ thay vì Toà Giám Mục sang trọng, thích sử dụng phương tiện đi lại công cộng và có khi còn tự nấu ăn lấy.Trong bài thuyết giảng tại Argentina hồi năm ngoái, Bergoglio nói: 
“Chúa Jesus dạy chúng ta một cách khác: hãy đi ra ngoài. Ra ngoài và chia sẻ. Hãy đi ra và tiếp xúc với những người anh em. Đi ra và đặt câu hỏi”.

( Theo CQ )