Sáng nay thứ Hai 11/2/2013, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã
tuyên bố thoái vị vì lý do sức khoẻ.
Dưới đây là lời tuyên bố của Đức Thánh Cha trong công nghị Hồng Y đặc biệt diễn ra sáng thứ Hai 11/2/2013.
Các Hiền Huynh thân mến,
Tôi đã triệu tập các Hiền Huynh đến Công Nghị này, không chỉ để bàn về ba án phong Thánh nhưng còn là để trao đổi với các Hiền Huynh một quyết định rất quan trọng đối với đời sống của Giáo Hội. Sau nhiều lần tự vấn lương tâm trước mặt Chúa, tôi đã đi đến sự xác tín rằng năng lực của tôi, do tuổi cao, không còn phù hợp để cáng đáng đầy đủ sứ vụ Giáo Hoàng. Tôi biết rằng sứ vụ này, do bản tính siêu nhiên của nó, phải được thực hiện không chỉ bằng lời nói và việc làm, nhưng phải đi kèm với không ít những lời cầu nguyện và đau khổ. Tuy nhiên, trước một thế giới với quá nhiều những thay đổi nhanh chóng và đang rúng động bởi những vấn nạn liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin; để có thể lèo lái con thuyền của Thánh Phêrô và rao giảng Tin Mừng, cả năng lực của trí óc lẫn thể xác đều là cần thiết. Năng lực của tôi trong vài tháng qua, đã xấu đi đến mức mà tôi phải thừa nhận sự bất lực của tôi không thể đáp ứng đầy đủ sứ vụ được giao phó cho mình. Vì lý do này, và cũng nhận thức được mức độ nghiêm trọng của hành động này, với hoàn toàn tự do, tôi tuyên bố thoái vị khỏi sứ vụ của Giám Mục Roma, Người kế vị Thánh Phêrô, đã được giao phó cho tôi bởi các Hồng Y ngày 19 Tháng Tư năm 2005. Như thế, kể từ 20 giờ ngày 28 Tháng Hai năm 2013, Ngai Tòa Thánh Phêrô, sẽ được bỏ trống và một Mật Nghị Hồng Y sẽ được triệu tập để bầu vị Giáo Hoàng bởi những vị có thẩm quyền.
Dưới đây là lời tuyên bố của Đức Thánh Cha trong công nghị Hồng Y đặc biệt diễn ra sáng thứ Hai 11/2/2013.
Các Hiền Huynh thân mến,
Tôi đã triệu tập các Hiền Huynh đến Công Nghị này, không chỉ để bàn về ba án phong Thánh nhưng còn là để trao đổi với các Hiền Huynh một quyết định rất quan trọng đối với đời sống của Giáo Hội. Sau nhiều lần tự vấn lương tâm trước mặt Chúa, tôi đã đi đến sự xác tín rằng năng lực của tôi, do tuổi cao, không còn phù hợp để cáng đáng đầy đủ sứ vụ Giáo Hoàng. Tôi biết rằng sứ vụ này, do bản tính siêu nhiên của nó, phải được thực hiện không chỉ bằng lời nói và việc làm, nhưng phải đi kèm với không ít những lời cầu nguyện và đau khổ. Tuy nhiên, trước một thế giới với quá nhiều những thay đổi nhanh chóng và đang rúng động bởi những vấn nạn liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin; để có thể lèo lái con thuyền của Thánh Phêrô và rao giảng Tin Mừng, cả năng lực của trí óc lẫn thể xác đều là cần thiết. Năng lực của tôi trong vài tháng qua, đã xấu đi đến mức mà tôi phải thừa nhận sự bất lực của tôi không thể đáp ứng đầy đủ sứ vụ được giao phó cho mình. Vì lý do này, và cũng nhận thức được mức độ nghiêm trọng của hành động này, với hoàn toàn tự do, tôi tuyên bố thoái vị khỏi sứ vụ của Giám Mục Roma, Người kế vị Thánh Phêrô, đã được giao phó cho tôi bởi các Hồng Y ngày 19 Tháng Tư năm 2005. Như thế, kể từ 20 giờ ngày 28 Tháng Hai năm 2013, Ngai Tòa Thánh Phêrô, sẽ được bỏ trống và một Mật Nghị Hồng Y sẽ được triệu tập để bầu vị Giáo Hoàng bởi những vị có thẩm quyền.
Các Hiền Huynh thân mến,
Tôi chân thành cảm ơn tất cả anh em vì tình yêu và những công việc mà anh em đã ủng hộ tôi trong sứ vụ của mình và xin tha thứ cho tất cả các khiếm khuyết của tôi. Và bây giờ, chúng ta hãy ủy thác Giáo Hội cho sự chăm sóc của vị Mục Tử tối cao của chúng ta, là Chúa Giêsu Kitô, và khẩn cầu Mẹ Maria chí thánh của Ngài trợ giúp các Hồng Y Giáo Phụ với lòng ưu ái từ mẫu của Mẹ trong việc bầu Đức Tân Giáo Hoàng. Liên quan đến bản thân mình, tôi cũng muốn tận tụy phục vụ Giáo Hội Thánh của Thiên Chúa trong tương lai thông qua một cuộc sống tận hiến cho việc chuyên tâm cầu nguyện.
Từ Vatican, ngày 10 tháng 2 năm 2013
BENEDICTUS PP XVI
Bản Anh Ngữ từ Phòng Báo Chí Tòa Thánh
Dear Brothers,
I have convoked you to this Consistory, not only for the three canonizations, but also to communicate to you a decision of great importance for the life of the Church. After having repeatedly examined my conscience before God, I have come to the certainty that my strengths, due to an advanced age, are no longer suited to an adequate exercise of the Petrine ministry. I am well aware that this ministry, due to its essential spiritual nature, must be carried out not only with words and deeds, but no less with prayer and suffering. However, in today’s world, subject to so many rapid changes and shaken by questions of deep relevance for the life of faith, in order to govern the bark of Saint Peter and proclaim the Gospel, both strength of mind and body are necessary, strength which in the last few months, has deteriorated in me to the extent that I have had to recognize my incapacity to adequately fulfill the ministry entrusted to me. For this reason, and well aware of the seriousness of this act, with full freedom I declare that I renounce the ministry of Bishop of Rome, Successor of Saint Peter, entrusted to me by the Cardinals on 19 April 2005, in such a way, that as from 28 February 2013, at 20:00 hours, the See of Rome, the See of Saint Peter, will be vacant and a Conclave to elect the new Supreme Pontiff will have to be convoked by those whose competence it is.
Tôi chân thành cảm ơn tất cả anh em vì tình yêu và những công việc mà anh em đã ủng hộ tôi trong sứ vụ của mình và xin tha thứ cho tất cả các khiếm khuyết của tôi. Và bây giờ, chúng ta hãy ủy thác Giáo Hội cho sự chăm sóc của vị Mục Tử tối cao của chúng ta, là Chúa Giêsu Kitô, và khẩn cầu Mẹ Maria chí thánh của Ngài trợ giúp các Hồng Y Giáo Phụ với lòng ưu ái từ mẫu của Mẹ trong việc bầu Đức Tân Giáo Hoàng. Liên quan đến bản thân mình, tôi cũng muốn tận tụy phục vụ Giáo Hội Thánh của Thiên Chúa trong tương lai thông qua một cuộc sống tận hiến cho việc chuyên tâm cầu nguyện.
Từ Vatican, ngày 10 tháng 2 năm 2013
BENEDICTUS PP XVI
Bản Anh Ngữ từ Phòng Báo Chí Tòa Thánh
Dear Brothers,
I have convoked you to this Consistory, not only for the three canonizations, but also to communicate to you a decision of great importance for the life of the Church. After having repeatedly examined my conscience before God, I have come to the certainty that my strengths, due to an advanced age, are no longer suited to an adequate exercise of the Petrine ministry. I am well aware that this ministry, due to its essential spiritual nature, must be carried out not only with words and deeds, but no less with prayer and suffering. However, in today’s world, subject to so many rapid changes and shaken by questions of deep relevance for the life of faith, in order to govern the bark of Saint Peter and proclaim the Gospel, both strength of mind and body are necessary, strength which in the last few months, has deteriorated in me to the extent that I have had to recognize my incapacity to adequately fulfill the ministry entrusted to me. For this reason, and well aware of the seriousness of this act, with full freedom I declare that I renounce the ministry of Bishop of Rome, Successor of Saint Peter, entrusted to me by the Cardinals on 19 April 2005, in such a way, that as from 28 February 2013, at 20:00 hours, the See of Rome, the See of Saint Peter, will be vacant and a Conclave to elect the new Supreme Pontiff will have to be convoked by those whose competence it is.
Dear Brothers,
I thank you most sincerely for all the love and work with which you have supported me in my ministry and I ask pardon for all my defects. And now, let us entrust the Holy Church to the care of Our Supreme Pastor, Our Lord Jesus Christ, and implore his holy Mother Mary, so that she may assist the Cardinal Fathers with her maternal solicitude, in electing a new Supreme Pontiff. With regard to myself, I wish to also devotedly serve the Holy Church of God in the future through a life dedicated to prayer.
From the Vatican, 10 February 2013
BENEDICTUS PP XVI
I thank you most sincerely for all the love and work with which you have supported me in my ministry and I ask pardon for all my defects. And now, let us entrust the Holy Church to the care of Our Supreme Pastor, Our Lord Jesus Christ, and implore his holy Mother Mary, so that she may assist the Cardinal Fathers with her maternal solicitude, in electing a new Supreme Pontiff. With regard to myself, I wish to also devotedly serve the Holy Church of God in the future through a life dedicated to prayer.
From the Vatican, 10 February 2013
BENEDICTUS PP XVI
Đức Giáo Hoàng thoái vị, những điều gì sẽ xảy ra
Ngay sau quyết định thoái vị của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16
được ngài trình bày sáng nay 11 tháng Hai với các vị Hồng Y trong Công Nghị, mà
theo dự trù ban đầu là để bàn về 3 án phong Thánh, nhiều cơ quan truyền thông
đời đã đưa ra một số nhận định sai lạc.
Trước hết, Đức Bênêđíctô thứ 16
không phải là vị Giáo Hoàng đầu tiên thoái vị. Trước ngài đã có ba vị Giáo Hoàng
là Đức Celestine V, Đức Clement I và Đức Gregory XII đã thoái vị.
Trong
cuộc họp báo trưa ngày 11/2, cha Lombardi, Trưởng Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nhấn
mạnh rằng việc một vị Giáo Hoàng thoái vị đã được tiên liệu trong Giáo Luật
khoản số 332 triệt 2, theo đó việc thoái vị có hiệu lực, nếu đây là hành động
“được thực hiện tự do và được biểu lộ một cách phải phép, và không cần phải có
ai chấp nhận việc thoái vị đó.”
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã được
các vị Hồng Y tín nhiệm trao trọng trách Kế Vị Thánh Phêrô từ ngày 19 tháng Tư
năm 2005. Như vậy, đến ngày ngài thoái vị, Đức Thánh Cha sẽ ở ngôi Giáo Hoàng
được 2873 ngày, tức là 7 năm, 10 tháng và 10 ngày.
Vị ở ngôi Giáo Hoàng
lâu nhất là Đức Thánh Cha Pius IX, với 31 năm, 7 tháng 23 ngày (1846-1878).
Triều đại Giáo Hoàng ngắn nhất là triều Đức Thánh Cha Urbanô VII chỉ vỏn vẹn có
13 ngày trong năm 1590.
Là người Công Giáo chúng ta cũng nên biết qua về
những gì sẽ diễn ra trong thời gian trống ngôi Giáo Hoàng, từ chuyên môn gọi là
'Sede Vacante’, sẽ bắt đầu từ lúc 20h ngày 28 tháng Hai cho tới khi Mật Nghị
Hồng Y bầu ra một vị Tân Giáo Hoàng.
Trong thời gian chuyển tiếp này, vị
Nhiếp Chính (chamberlain) sẽ điều hành các công việc của Giáo Hội. Hiện nay chức
vụ Nhiếp Chính do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đảm
nhiệm.
Khi bắt đầu công việc Nhiếp Chính của mình, thủ tục đầu tiên sẽ
bao gồm việc dùng một chiếc búa nhỏ để đập nát chiếc nhẫn Ngư Phủ Giáo Hoàng để
tránh việc giả mạo.
Phủ Giáo Hoàng sẽ được Đức Hồng Y Tarcisio Bertone
niêm phong để bảo vệ những hồ sơ chính thức. Sau 20 giờ ngày 28/2, Đức Thánh Cha
Bênêđíctô thứ 16 sẽ di chuyển ra dinh thự Castel Gandolfo, trong khi chờ đợi Nữ
Đan viện Chiêm Niệm ở Nội thành Vatican được sửa chữa xong và ngài sẽ cư ngụ tại
đó.
Đức Hồng Y Tarcisio Bertone cũng sẽ chịu trách nhiệm triệu tập Mật
Nghị Hồng Y để bầu Tân Giáo Hoàng.
Trong thời gian Mật Nghị Hồng Y, Đức
Hồng Y Tarcisio Bertone cũng chịu trách nhiệm điều hành các công việc thiết yếu
của Giáo Hội, với những hạn chế nhất định theo giáo luật, cho đến khi một vị Tân
Giáo Hoàng được bầu lên tức là khi có làn khói trắng bốc lên từ ống khói của Nhà
Nguyện Sistina.
Từ 20h ngày 28 tháng Hai, tất cả các vị đang giữ các
chức vụ trong giáo triều Rôma đều bị mất chức trừ ra ba vị là Đức Hồng Y
Tarcisio Bertone trong cương vị Nhiếp Chính, Đức Hồng Y Fortunato Baldelli,
Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao và Đức Hồng Y Agostino Vallini Giám Quản Rôma.
Ngày trễ nhất để triệu tập Công Nghị Hồng Y là ngày 20 tháng Ba năm
2013, tức là 20 ngày sau khi Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 thoái vị.
GIÁO CHỦ THỊ THẦN
Giao chủ thị thần hay còn gọi Hồng Y thị thần: Là người trực tiếp điều hành mọi
hoạt động của Toà Thánh ngay sau khi ĐTC từ trần hoặc thoái vị...
Hiện
nay chức vụ Nhiếp Chính do Đức Hồng Y TARCISIO BERTONE, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
đảm nhiệm. nếu không phải ngài thì sẽ là NIÊN TRƯỞNG HỒNG Y ĐOÀN ANGELO SODANO
đảm nhiệm.
Thời Giáo Hoàng Gioan Phaolo II Giáo Chủ thị thần là Hồng Y MARTINEZ SOMALO sn
31/3/1927 quốc tịch Tây Ban Nha nhưng ngài hiện đã về hưu.
Hồng y giáo chủ
Martinez Somalo được Giáo hoàng John Paul II sắc phong làm Giáo chủ thị thần
ngày 5/4/1993
Theo những quy định được Giáo hoàng John Paul II thông qua
ngày 22/2/1996, Giáo chủ thị thần sẽ là người người nắm giữ những quyền hạn quan
trọng trong thời gian chưa có người nắm giữ vị trí tối cao của Giáo
hội.
Sau khi Giáo Hoàng qua đời hoặc thoái vị, các quan chức trong Chính
phủ Vatican, bao gồm toàn bộ các Hồng Y giáo chủ và Tổng Giám Mục chịu trách
nhiệm cai quản các Bộ thuộc Toà Thánh kể cả Bộ trưởng Ngoại giao sẽ đều ngưng
chức. Cũng theo những quy định này, khi Giáo Hoàng qua đời, Giáo chủ thị thần
chịu trách nhiệm quản lý tài sản và tài chính của Toà Thánh với sự trợ giúp của
3 Hồng y giáo chủ khác.
Việc đầu tiên Giáo chủ thị thần làm sau khi Giáo Hoàng qua đời là khóa cửa, niêm
phong căn phòng của Giáo Hoàng, đập vỡ nhẫn và con dấu mà Giáo Hoàng sử dụng để
phòng ngừa việc đánh cắp và làm giả. Giáo chủ thị thần cũng sẽ là người chịu
trách nhiệm tổ chức buổi họp kín tại nhà thờ Sistine. Ông cũng là người quản lý
trực tiếp Tòa Thánh Vatican, điện Latran và Castel Gandolfo (nơi ở mùa hè của
các Giáo Hoàng).
Giáo chủ thị thần sẽ là người “điều hành” các công việc
hàng ngày của Giáo hội và báo cáo công việc với Hội đồng Hồng Y giáo chủ - cơ
quan quản lý Toà Thánh cho tới khi một Giáo Hoàng mới được bầu. Ông cũng là
người tổ chức buổi họp kín của Hội đồng Hồng Y giáo chủ để chọn Giáo Hoàng mới.
NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG MỚI
Các
buổi họp kín bầu Giáo Hoàng mới chỉ được tiến hành sau khi các máy quét điện tử
kiểm tra toàn bộ căn phòng đề phòng đặt máy nghe trộm.
Khi bước chân vào phòng họp, các Hồng y giáo chủ phải thề sẽ giữ bí mật tuyệt đối (phải để tay lên Kinh Thánh) để đảm bảo không có bất cứ thông tin nào về bầu Giáo Hoàng mới lọt ra ngoài.
Khi bầu Giáo Hoàng, các Hồng y giáo chủ bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng. Nếu muốn liên lạc với một ai đó, các Hồng y giáo chủ buộc phải dùng phương tiện liên lạc duy nhất là gửi thư hoặc gọi điện thoại nội bộ (điện thoại di động bị cấm tuyệt đối). Các Hồng y cũng không được phép xem vô tuyến, nghe đài hay nhận, đọc báo. Mọi liên lạc qua internet cũng bị cấm hoàn toàn.
( VietCatholic News )
Khi bước chân vào phòng họp, các Hồng y giáo chủ phải thề sẽ giữ bí mật tuyệt đối (phải để tay lên Kinh Thánh) để đảm bảo không có bất cứ thông tin nào về bầu Giáo Hoàng mới lọt ra ngoài.
Khi bầu Giáo Hoàng, các Hồng y giáo chủ bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng. Nếu muốn liên lạc với một ai đó, các Hồng y giáo chủ buộc phải dùng phương tiện liên lạc duy nhất là gửi thư hoặc gọi điện thoại nội bộ (điện thoại di động bị cấm tuyệt đối). Các Hồng y cũng không được phép xem vô tuyến, nghe đài hay nhận, đọc báo. Mọi liên lạc qua internet cũng bị cấm hoàn toàn.
( VietCatholic News )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét