Hình ảnh: binhgia.net
“Người ta cũng có thể phản bội Chúa Giêsu vì những thứ không phải là 30 đồng bạc như: vợ chồng phản bội nhau, thừa tác viên của Chúa phản bội với bậc sống của mình hoặc chăn dắt đoàn chiên để mưu cầu lợi ích cho bản thân. Kẻ nào phản bội lương tâm thì cũng phản bội Chúa Giêsu,”
Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013
Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013
TIN BUỒN
TRONG
NIỀM TIN VÀO ĐỨC KI-TÔ TỬ NẠN VÀ PHỤC SINH
Sáng nay 25/1/2013, Cha Giuse Phạm
Ngọc Tuyến, nguyên Chánh Xứ Giáo Xứ Hải Lâm và Long Hải đã được Chúa gọi về
hưởng Nhan thánh Người. Xin Mọi người cùng hiệp ý, cầu nguyện, xin Chúa thương
đón nhận linh Hồn Giuse.
Linh Mục Giuse PHẠM NGỌC TUYẾN
Sinh năm 1959
... Chịu
chức Linh mục: 25. 01. 2000
(13 NĂM TRONG THIÊN CHỨC LINH MỤC)
Đã
được Chúa gọi về lúc 5h30 ngày 25 tháng 1 năm 2013
(Nhằm ngày 14 tháng 12 năm
2012)
Hưởng Dương 54 tuổi
Linh cửu quàn tại GX Long Hải.
Sau đó di
quan tới GX Hải Lâm lúc 8h00 ngày 26 tháng 1 năm 2013
THÁNH LỄ AN TÁNG SẼ
ĐƯỢC CỬ HÀNH VÀO LÚC 9H00 THỨ HAI NGÀY 28 THÁNG 01 NĂM 2013
TẠI THÁNH ĐƯỜNG
GX HẢI LÂM DO ĐỨC CHA TÔ-MA CHỦ TẾ
SAU ĐÓ AN TÁNG TẠI ĐÀI THÁNH GIUSE GX HẢI
LÂM
TRONG
NIỀM TIN VÀO ĐỨC KI-TÔ TỬ NẠN VÀ PHỤC SINH
Sáng nay 25/1/2013, Cha Giuse Phạm
Ngọc Tuyến, nguyên Chánh Xứ Giáo Xứ Hải Lâm và Long Hải đã được Chúa gọi về
hưởng Nhan thánh Người. Xin Mọi người cùng hiệp ý, cầu nguyện, xin Chúa thương
đón nhận linh Hồn Giuse.Linh Mục Giuse PHẠM NGỌC TUYẾN
Sinh năm 1959
... Chịu chức Linh mục: 25. 01. 2000
(13 NĂM TRONG THIÊN CHỨC LINH MỤC)
Đã được Chúa gọi về lúc 5h30 ngày 25 tháng 1 năm 2013
(Nhằm ngày 14 tháng 12 năm 2012)
Hưởng Dương 54 tuổi
Linh cửu quàn tại GX Long Hải.
Sau đó di quan tới GX Hải Lâm lúc 8h00 ngày 26 tháng 1 năm 2013
THÁNH LỄ AN TÁNG SẼ ĐƯỢC CỬ HÀNH VÀO LÚC 9H00 THỨ HAI NGÀY 28 THÁNG 01 NĂM 2013
TẠI THÁNH ĐƯỜNG GX HẢI LÂM DO ĐỨC CHA TÔ-MA CHỦ TẾ
SAU ĐÓ AN TÁNG TẠI ĐÀI THÁNH GIUSE GX HẢI LÂM
Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013
MỪNG KÍNH THÁNH PHAO-LÔ ( 25/01 )
" SAOLÔ ! SAOLÔ ! SAO NGƯƠI BẮT TA ? "
" Trích thư Thánh Phao-Lô Tông Đồ gởi tín hữu Thành... "
1. SINH QUÁN VÀ GIA THẾ:
Thánh Phaolô có tên là Saolô, sinh
vào thập niên đầu của công nguyên, tức là cùng thời với Chúa Giêsu. Tuy là người
Do thái, thuộc chi họ Benjamin, nhưng Saolô sinh ra và lớn lên ở Tarsus, thủ phủ
của tỉnh Cicilia, nay là miền nam Thổ nhĩ kỳ. Ngài vóc dáng thấp bé, nhưng thông
minh vượt xa những người cùng lứa tuổi. Lúc nhỏ được giáo dục ở Tarsus là một
trung tâm nổi tiếng về văn hoá và triết học. Lớn lên, Saolô được gởi lên
Giêrusalem, học với Thầy Gamaliel Cả, theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất của
nhóm Biệt phái. Saolô là một người lỗi lạc trong lãnh vực văn chương và triết
học của cả ba nền văn hóa chính thời đó là Hy lạp, La tinh và Do thái. Ngài
thuộc lòng Kinh Thánh của người Do thái, tức là bộ Cựu Ước. Saolô hết sức nhiệt
thành đối với truyền thống của cha ông (x. Gal 1:14; Phil 3:5-6; Cv 22:3; 23:6;
26:5).
2. CUỘC TRỞ LẠI:
Do sống cùng thời với Đức Giêsu và
là ngôi sao đang lên của trường phái Pha-ri-sêu, chắc chắn Saolô phải biết những
gì xãy ra ở Giê-ru-sa-lem. Có thể ông đã nhìn thấy và rất có thể ông đã nghe
biết những bài giảng của Đức Giêsu. Và chắc chắn, Saolô rất ghét Ngài vì Ngài
đang phá đổ những gì mà ông nhiệt thành tin tưởng. Sau cái chết của Đức Giêsu,
ông tưởng đâu phong trào “lạc giáo” đó cũng tan theo. Nhưng ngược lại, những kẻ
theo “con đường” (The Way) càng ngày càng đông. Saolô phải điên lên. Ông xin
trát để lùng bắt tất cả những người theo “Đạo” và đưa về Giê-ru-sa-lem trừng
phạt. Nhưng một biến cố xãy ra. Vào khoảng năm 33-35, trên đường từ
Giê-ru-sa-lem tới Đa-mát để bắt bớ người theo Đạo, Saolô đã bị quật ngã và từ đó
ông đã hoàn toàn thay đổi. Chính Chúa Kitô Phục sinh đã đích thân chọn ông làm
tông đồ của Ngài. Chúng ta hãy đọc lại biến cố này qua lời tường thuật của thánh
Luca (Cv 9:1-19).
3. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO:
Sau cuộc trở lại, Sao-lô bắt đầu
hoạt động tông đồ ngay tại Đa-mát (Cv 9:20-22). Sau đó Ngài lên Giê-ru-sa-lem
gặp các tông đồ qua sự giới thiệu của Ba-na-ba rồi trở về Tác-xô (35-43 AD).
Khoảng năm 43, Ba-na-ba đến tìm Sao-lô. Hai ông đã rao giảng và thành lập giáo
đoàn tại An-ti-ô-khi-a. Từ khoảng năm 46 cho đến hết đời, Sao-lô còn gọi là
Phao-lô, đã đặt bước chân truyền giáo của Ngài trên khắp các thành thị và hải
cảng thuộc đế quốc La mã. Có thể chia những chuyến đi của Ngài làm ba cuộc hành
trình truyền giáo chính:
Hành trình thứ nhất từ năm 46 đến
năm 49. Xuất phát từ An-ti-ô-khi-a thuộc miền Sy-ri-a, Phao-lô và Ba-na-ba đã đi
nhiều nơi thuộc đảo Sýp và miền Pi-xi-đi-a. Đến đâu các ngài cũng bắt đầu rao
giảng cho người Do thái tại các hội đường, nhưng phần đông không đón nhận Tin
Mừng, do đó các ngài đã quay sang rao giảng cho dân ngoại. Nhiều người không
phải Do thái đã nhiệt liệt đón nhận Lời Chúa. Điều này khiến người Do thái đâm
ra ghen tức và xúi giục dân chúng nổi lên đánh đuổi các ngài.
Trong giai đoạn này, một biến cố xãy
ra do sự xung đột giữa các Kitô-hữu gốc Do thái và các Kitô-hữu gốc dân ngoại
khiến đưa đến “công đồng chung” Giê-ru-sa-lem năm 49. Chúng ta sẽ tìm hiểu cặn
kẽ biến cố này ở một bài khác.
Hành trình thứ nhì từ khoảng năm 50
đến năm 52. Cũng xuất phát từ An-ti-ô-khi-a thuộc miền Sy-ri-a, lần này Phao-lô
không đi với Ba-na-ba mà đi với Xi-la và Ti-mô-thê. Các ông đi lên hướng bắc
thuộc miền Ga-lát và Phy-ghi-a, rồi vượt biển đến Phi-líp-phê thuộc tỉnh
Ma-kê-đô-ni-a, sau đó đến Thê-xa-lô-ni-ca. Bị xua đuổi, một mình Phao-lô phải ra
đi đến A-thê-na, thủ phủ của Hy lạp, tại đây Phao-lô đã giảng cho hội đồng
A-rê-ô-ga-pô (Cv 17:16-34) là nơi quy tụ các triết gia nổi tiếng nhất Hy lạp.
Sau đó ngài rời đến Cô-rin-tô rao giảng và thành lập giáo đoàn tại đó. Cũng tại
đây, Phao-lô đã viết bức tông thư đầu tiên gởi cho tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca (1
Tx) vào năm 51. Đây cũng là thư tịch tiên khởi cho cả Tân Ước. Tiếp theo là thư
thứ hai 2 Tx.
Hành trình thứ ba từ
khoảng năm 52 đến năm 56. Cũng xuất phát từ An-ti-ô-khi-a, Phao-lô đi qua miền
thượng du đến Ê-phê-xô (Cv 19:1) rao giảng và thành lập giáo đoàn tại đó. Thời
gian này, Phao-lô đã viết hai thư 1 và 2 Cô-rin-tô (khoảng năm 54,55) và thư
Rô-ma (khoảng năm 55).
Hành trình cuối cùng
(56-64). Vì sự ghen ghét của người Do Thái, khoảng năm 56 Phao-lô đã bị bắt, bị
xét xử và bị cầm tù nhiều nơi. Ngài khiếu nại lên hoàng đế với tư cách là công
dân La mã, do đó được giải qua La mã và bị giam lỏng tại đó. Trong thời gian
này, ngài được tự do tiếp xúc với mọi người, đã “rao giảng Nước Thiên Chúa và
dạy về Chúa Giê-su Ki-tô một cách mạnh dạn, không gặp ngăn trở nào” (Cv 28:31).
Khoảng thời gian này, ngài đã viết thư cho Phi-lê-môn, thư cho các tín hữu
Cô-lô-xê, thư cho các tín hữu Ê-phê-xô (năm 60), thư cho các tín hữu Phi-líp-phê
(năm 61), thư thứ nhất cho Ti-mô-thê, thư gởi Ti-tô (năm 62), thư thứ hai cho
Ti-mô-thê (năm 63).
4. TỬ ĐẠO:
Chúng ta không có sử
liệu chắc chắn về cái chết của thánh Phao-lô. Tương truyền rằng, khoảng năm 64
Ngài bị chém đầu dưới thời hoàng đế Nê-rô. Sau đó, Ngài được an táng gần địa
điểm hiện nay là Vương Cung Thánh Đường Thánh Phao-lô Ngoại Thành.
Mừng Lễ Quan Thầy các Soeur dòng Saint Paul Vũng Tàu
Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013
HẠNH PHÚC LÀ CHO ĐI
Đôi khi hạnh phúc không chỉ là nhận được,hạnh phúc còn là những gì bạn cho đi
Một người đàn ông tốt bụng không may qua đời. Sau khi chết, ông lên đến thiên đường và gặp Thánh Peter trước cửa. Thánh Peter vui vẻ chào đón: "Chào ông! Ông có thể bước qua cánh cửa này ngay bây giờ. Tuy nhiên, vì ông đã sống một cuộc đời rất tốt đẹp, nên trước khi đến với thiên đường, ông có thể đi thăm thú địa ngục nếu ông muốn". Người đàn ông rất tò mò, nghĩ thầm tại sao không, và từ từ bước những bậc cầu thang đầu tiên dẫn xuống địa ngục.Đằng sau cánh cửa, ông nhìn thấy rất nhiều người đang ngồi quanh một chiếc bàn với những món ăn hấp dẫn, ngon mắt. Nhưng lạ một nỗi, tất cả mọi người đều rất buồn và đau khổ; bởi vì họ phải sử dụng những chiếc dao và dĩa rất dài, đến nỗi họ loay hoay không biết làm thế nào để đưa thức ăn vào miệng. Họ chỉ biết ngồi nhìn và khóc lóc.
Người đàn ông quay trở lại thiên đường, hỏi thánh Peter: "Thưa ngài, tôi rất vui được đến với thiên đường. Ở dưới kia thật sự là một sự trừng phạt khủng khiếp". Thánh Peter đáp: "Chào mừng ông", rồi để người đàn ông bước qua cánh cổng thiên đường.Khi đặt chân đến thiên đường, người đàn ông rất ngạc nhiên. Vẫn là khung cảnh y như dưới địa ngục: những con người với những chiếc dĩa dài vướng víu trên một bàn ăn thịnh soạn. Nhưng có một điều khác là: thay vì khóc than như ở dưới địa ngục, họ vui vẻ đút cho nhau ăn. "Nếm thử món này đi", "Món này nữa", "Ngon quá", họ cười vang.Hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc là khi chúng ta cùng giúp nhau vượt qua khó khăn; là khi mang lại hạnh phúc cho người khác.
Đừng ích kỷ chỉ nghĩ đến mình, hãy mở rộng tấm lòng, mang niềm vui cho mọi người. Tự khắc bạn sẽ được nhận lại hạnh phúc - hạnh phúc ở trong tim. Có thứ hạnh phúc gọi là cho đi!(Dịch từ Meaning Stories )
Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013
THẮC MẮC QUANH BÀN THỜ GIA TIÊN
Đạo Công Giáo ngày nay có cho phép gia đình
Công Giáo được lập bàn thờ ông bà cha mẹ đã khuất hay không ? Có được thắp nhang
đèn, van vái trước bàn thờ tổ tiên, tổ chức giỗ chạp theo phong tục cổ truyền
đối với người quá cố như các gia đình Việt Nam khác không có đạo không
?
Trường hợp gia đình cha mẹ con chỉ thờ phượng ông bà tổ tiên thôi thì khi lập gia đình ch...úng con có thể khấn lạy ra mắt ông bà tổ tiên của gia đình mình cũng như bên gia đình nhà vợ không ?
Trường hợp gia đình cha mẹ con chỉ thờ phượng ông bà tổ tiên thôi thì khi lập gia đình ch...úng con có thể khấn lạy ra mắt ông bà tổ tiên của gia đình mình cũng như bên gia đình nhà vợ không ?
Giải đáp
Anh M. thân mến,
Như anh đã biết người Công Giáo cũng có bổn phận thảo hiếu với cha mẹ và tổ tiên ông bà. Ngoài việc chăm lo phụng dưỡng khi còn sống mà cả khi đã qua đời cũng luôn phải nhớ ơn, xin lễ và và cầu nguyện cho các ngài nữa.
Nhân câu hỏi của anh về việc lập bàn thờ cho ông bà, cha mẹ đã khuất và giỗ chạp theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam tôi xin trích Thông cáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam làm tại Đà Lạt, ngày 14 tháng 6 năm 1965 xin Tòa Thánh áp dụng huấn thịPlane compertum est (8-12-1939) về việc tôn kính tổ tiên đã được Bộ Truyền giáo chấp thuận Ngày 20-10-1964 :
Anh M. thân mến,
Như anh đã biết người Công Giáo cũng có bổn phận thảo hiếu với cha mẹ và tổ tiên ông bà. Ngoài việc chăm lo phụng dưỡng khi còn sống mà cả khi đã qua đời cũng luôn phải nhớ ơn, xin lễ và và cầu nguyện cho các ngài nữa.
Nhân câu hỏi của anh về việc lập bàn thờ cho ông bà, cha mẹ đã khuất và giỗ chạp theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam tôi xin trích Thông cáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam làm tại Đà Lạt, ngày 14 tháng 6 năm 1965 xin Tòa Thánh áp dụng huấn thịPlane compertum est (8-12-1939) về việc tôn kính tổ tiên đã được Bộ Truyền giáo chấp thuận Ngày 20-10-1964 :
Thể thức áp dụng Huấn thị Plane compertum est
1) Nhiều hành vi cử chỉ xưa kia tại Việt Nam, có tính cách tôn giáo, nhưng nay vì sự tiếp xúc với bên ngoài và vì tâm tình, tập quán đã thay đổi nhiều, nên chỉ còn là những phương cách biểu lộ lòng hiếu thảo tôn kính đối với tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ. Những cử chỉ, thái độ, nghi lễ có tính cách thế tục, lịch sự và xã giao đó, Giáo Hội Công Giáo chẳng những không ngăn cấm mà còn mong muốn và khuyến khích cho nó được diễn tả bằng những cử chỉ riêng biệt của mỗi nước, mỗi xứ và tùy theo trường hợp.
Vì thế, những cử chỉ, thái độ và nghi lễ tự nó hoặc do hoàn cảnh, có một ý nghĩa thế tục rõ ràng là để tỏ tinh thần ái quốc, lòng hiếu thảo, tôn kính hoặc tưởng niệm tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ (như treo ảnh, hình, dựng tượng, nghiêng mình bái kính, trưng hoa đèn, tổ chức ngày kỵ, giỗ...) thì được thi hành và tham dự cách chủ động.
2) Trái lại, vì có nhiệm vụ bảo vệ đức tin Công Giáo được tinh tuyền, Giáo Hội không thể chấp nhận cho người giáo hữu có những hành vi cử chỉ, hoặc tự nó, hoặc do hoàn cảnh có tính cách tôn giáo trái với giáo lý mình dạy.
Vì thế, các việc làm có tính cách tôn giáo không phù hợp với giáo lý Công Giáo (như bất cứ lễ nghi nào biểu lộ lòng phục tùng và sự lệ thuộc của mình đối với một thụ tạo nào như là đối với Thiên Chúa), hay những việc dị đoan rõ rệt (như đốt vàng mã), hoặc cử hành ở những nơi dành riêng cho việc tế tự... thì giáo hữu không được thi hành và tham dự. Trong trường hợp bất đắc dĩ, chỉ được hiện diện một cách thụ động như đã ấn định trong giáo luật, khoản 1258 (GL 1917).
Một văn kiện nữa là thông cáo của Hàng Giám Mục Việt Nam sau Đại Hội toàn quốc kỳ VII về Truyền Bá Phúc Âm toàn quốc đã diễn ra tại Nha Trang từ ngày 12 đến 14 tháng 11 năm 1974 cụ thể hoá hơn nữa những gì được thực hiện phù hợp với tinh thần hội nhập văn hoá của quê hương, đất nước . Kết thúc khóa họp, 7 giám mục tham dự ra thông cáo về "Lễ Nghi Tôn Kính Ông Bà Tổ Tiên." Các giám mục chấp thuận và cho thi hành quyết nghị của Ủy Ban Giám Mục về Truyền Bá Phúc Âm ngày 19 tháng 4 năm 1972.
Thông cáo giải thích thêm
6 điểm của quyết nghị 1972:
1. Bàn thờ gia tiên để kính nhớ Ông Bà Tổ tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình, miễn là trên bàn thờ không bày biện điều gì mê tín dị đoan, như hồn bạch.
2. Việc đốt nhang hương, đèn nến trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.
3. Ngày giỗ cũng là ngày "kỵ nhật" được "cúng giỗ" trong gia đình theo phong tục địa phương miễn là loại bỏ những gì là dị đoan mê tín, như đốt vàng mã, và giảm thiểu cùng canh cải những lễ vật biểu dương đúng ý nghĩa thành kính biết ơn Ông Bà, như dâng hoa trái, hương đèn.4. Trong hôn lễ, dâu rể được làm "Lễ Tổ, Lễ Gia Tiên" trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính trình diện với Ông Bà.
5. Trong tang lễ được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương để tỏ lòng cung kính người đã khuất cũng như Giáo Hội cho đốt nến, xông hương nghiêng mình trước thi hài người quá cố.
6. Ðược tham dự nghi lễ tôn kính vị thành hoàng quen gọi là phúc thần tại đình làng, để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc hoặc là ân nhân của dân làng, chứ không phải là mê tín như đối với các "yêu thần, tà thần".
Với thông cáo chính thức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam anh có thể yên tâm biểu lộ những cử chỉ tôn kính, hiếu thảo đối với tổ tiên và cả với những người có công với dân tộc trong xã hội nữa. Về những cử chỉ bầy tỏ sự tôn kính trong hôn lễ trước bàn thờ tổ tiên cũng đã được thông cáo trình bầy rõ ràng, chắc hẳn đã trả lời cho những thắc mắc của anh.
Hi vọng những điều vừa trình bầy giúp anh và nhiều người khác hiểu rõ lập trường của Hội Thánh đối với phong tục của dân tộc Việt Nam. Việc tôn kính tổ tiên không những chỉ là một việc nên làm mà còn là bổn phận và nghĩa vụ của con cháu theo lệnh truyền của Chúa là thảo kính cha mẹ, giới răn đứng ngay sau việc thờ phượng Chúa.
Tác giả: Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Bích DCCT
1. Bàn thờ gia tiên để kính nhớ Ông Bà Tổ tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình, miễn là trên bàn thờ không bày biện điều gì mê tín dị đoan, như hồn bạch.
2. Việc đốt nhang hương, đèn nến trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.
3. Ngày giỗ cũng là ngày "kỵ nhật" được "cúng giỗ" trong gia đình theo phong tục địa phương miễn là loại bỏ những gì là dị đoan mê tín, như đốt vàng mã, và giảm thiểu cùng canh cải những lễ vật biểu dương đúng ý nghĩa thành kính biết ơn Ông Bà, như dâng hoa trái, hương đèn.4. Trong hôn lễ, dâu rể được làm "Lễ Tổ, Lễ Gia Tiên" trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính trình diện với Ông Bà.
5. Trong tang lễ được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương để tỏ lòng cung kính người đã khuất cũng như Giáo Hội cho đốt nến, xông hương nghiêng mình trước thi hài người quá cố.
6. Ðược tham dự nghi lễ tôn kính vị thành hoàng quen gọi là phúc thần tại đình làng, để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc hoặc là ân nhân của dân làng, chứ không phải là mê tín như đối với các "yêu thần, tà thần".
Với thông cáo chính thức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam anh có thể yên tâm biểu lộ những cử chỉ tôn kính, hiếu thảo đối với tổ tiên và cả với những người có công với dân tộc trong xã hội nữa. Về những cử chỉ bầy tỏ sự tôn kính trong hôn lễ trước bàn thờ tổ tiên cũng đã được thông cáo trình bầy rõ ràng, chắc hẳn đã trả lời cho những thắc mắc của anh.
Hi vọng những điều vừa trình bầy giúp anh và nhiều người khác hiểu rõ lập trường của Hội Thánh đối với phong tục của dân tộc Việt Nam. Việc tôn kính tổ tiên không những chỉ là một việc nên làm mà còn là bổn phận và nghĩa vụ của con cháu theo lệnh truyền của Chúa là thảo kính cha mẹ, giới răn đứng ngay sau việc thờ phượng Chúa.
Tác giả: Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Bích DCCT
Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013
CHIẾC CHUM ĐÁ THÀNH CANA
Thị trấn Cana vùng Nazaret nằm cách trung tâm thành phố Tiberias khoảng 20 km về
phía Tây là nơi Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên biến nước thành rượu, mở đầu cho
sứ vụ loan báo Tin Mừng nước Trời ( hình ảnh bên dưới là 1 trong 6 chiếc chum đá
đựng rượu được lưu giữ đến ngày nay )
( Nguồn : Giáo Xứ FB )
Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013
NHỮNG VIÊN ĐÁ LỚN TRONG ĐỜI
Một giáo sư nổi tiếng của trường Quốc Gia Hành Chánh được mời trình bày cho 15 nhà lãnh đạo các công ty lớn về đề tài : Làm thế nào để lập kế hoạch thời gian tốt nhất ?
Ông có một giờ để truyền đạt nội dung đề tài.
Trước nhóm người ưu tú này, ông bình thản nhìn từng người rồi nói : “Chúng ta sẽ thực hiện một cuộc thí nghiệm nhé”.
Từ gầm bàn, vị giáo sư lấy lên một bình thủy tinh lớn khoảng 4 lít và khẽ đặt xuống trước mặt mọi người. Sau đó, ông lấy ra hơn một chục viên đá lớn cỡ quả banh tennis và đặt cẩn thận từng viên vào bình.
Khi bình đầy đến miệng không thể bỏ thêm viên đá nào được nữa, ông ngẩng đầu lên nhìn nhóm học viên và hỏi : “Bình đã đầy chưa nào ?”
Cả lớp trả lời : “Rồi ạ”.
Ông đợi thêm vài giây rồi hỏi tiếp : “Thật chứ ?”
Rồi ông lại cúi xuống và lôi ra từ dưới bàn một túi đầy sỏi. Ông tỉ mỉ đổ sỏi lên đá rồi lắc nhẹ bình. Những hòn sỏi len qua đá và xuống… tận đáy bình. Vị giáo sư lại đưa mắt lên nhìn cử tọa và hỏi : “Bình đã đầy rồi chứ ?”
Lần này những học viên đã hiểu ý ông. Một người trong bọn họ thưa : “Có lẽ là chưa ạ !”
Ông trả lời : “Hay lắm !”
Ông lại cúi xuống và lần này ông lấy ra một túi cát. Ông cẩn thận đổ cát vào bình. Cát lại bít kín những lỗ hổng giữa đá và sỏi. Một lần nữa ông lại hỏi : “Bình đã đầy chưa ?”
Lần này, không ngập ngừng, học viên đồng loạt đáp : “Thưa, chưa ạ !”
Vị giáo sư lại nói : “Hay lắm !”
Đúng như các học viên dự đoán, ông cầm bình nước trên bàn và đổ đầy đến miệng bình thủy tinh lớn. Ông ngẩng đầu lên nhìn nhóm học viên và hỏi : “Thế anh chị nghĩ là chân lý nào được chứng minh qua thí nghiệm này ?”
Nghĩ đến chuyên đề buổi học, người học viên bạo dạn nhất nhóm trả lời cách xác đáng :
“Điều đó chứng minh rằng ngay cả khi ta tưởng lịch sinh hoạt của mình đã kín, nếu ta thật sự muốn, ta vẫn sắp xếp được thêm nhiều cuộc gặp gỡ, thêm nhiều việc cần làm ạ.”
“Không, vị giáo sư trả lời, không phải vậy đâu. Chân lý quan trọng thí nghiệm này chứng minh cho ta là : nếu ta không bỏ trước vào bình những viên đá lớn, thì sau đó ta không thể để hết mọi thứ vào bình được”.
Theo sau là một khoảng thời gian lắng đọng, mọi người đều nghiệm thấy điều này thật có lý.
Vị giáo sư liền nói : “Những hòn đá lớn trong cuộc đời anh chị là gì ?
Sức khỏe ? Gia đình ? Bạn bè ? Thực hiện những ước mơ ? Làm những gì mình yêu thích ? Học hỏi ? Nghỉ ngơi ? Bảo vệ một lý tưởng ? Hoặc bất cứ thứ gì khác ?”
“Điều nên nhớ là hãy sắp xếp những viên đá lớn trong đời ta trước. Thay vì để cho những điều nhỏ nhặt (sỏi, cát), lấp đầy đời ta bằng những điều vớ vẩn, ta sẽ không có đủ thời gian cho những điều quan trọng.
Vậy luôn hãy nhớ câu hỏi này :“Đâu là những viên đá lớn trong đời tôi ? Và hãy dành thời giờ ưu tiên cho chúng”.Nói xong, vị giáo sư chào cử tọa và từ từ bước ra khỏi phòng.
( Internet )
Ông có một giờ để truyền đạt nội dung đề tài.
Trước nhóm người ưu tú này, ông bình thản nhìn từng người rồi nói : “Chúng ta sẽ thực hiện một cuộc thí nghiệm nhé”.
Từ gầm bàn, vị giáo sư lấy lên một bình thủy tinh lớn khoảng 4 lít và khẽ đặt xuống trước mặt mọi người. Sau đó, ông lấy ra hơn một chục viên đá lớn cỡ quả banh tennis và đặt cẩn thận từng viên vào bình.
Khi bình đầy đến miệng không thể bỏ thêm viên đá nào được nữa, ông ngẩng đầu lên nhìn nhóm học viên và hỏi : “Bình đã đầy chưa nào ?”
Cả lớp trả lời : “Rồi ạ”.
Ông đợi thêm vài giây rồi hỏi tiếp : “Thật chứ ?”
Rồi ông lại cúi xuống và lôi ra từ dưới bàn một túi đầy sỏi. Ông tỉ mỉ đổ sỏi lên đá rồi lắc nhẹ bình. Những hòn sỏi len qua đá và xuống… tận đáy bình. Vị giáo sư lại đưa mắt lên nhìn cử tọa và hỏi : “Bình đã đầy rồi chứ ?”
Lần này những học viên đã hiểu ý ông. Một người trong bọn họ thưa : “Có lẽ là chưa ạ !”
Ông trả lời : “Hay lắm !”
Ông lại cúi xuống và lần này ông lấy ra một túi cát. Ông cẩn thận đổ cát vào bình. Cát lại bít kín những lỗ hổng giữa đá và sỏi. Một lần nữa ông lại hỏi : “Bình đã đầy chưa ?”
Lần này, không ngập ngừng, học viên đồng loạt đáp : “Thưa, chưa ạ !”
Vị giáo sư lại nói : “Hay lắm !”
Đúng như các học viên dự đoán, ông cầm bình nước trên bàn và đổ đầy đến miệng bình thủy tinh lớn. Ông ngẩng đầu lên nhìn nhóm học viên và hỏi : “Thế anh chị nghĩ là chân lý nào được chứng minh qua thí nghiệm này ?”
Nghĩ đến chuyên đề buổi học, người học viên bạo dạn nhất nhóm trả lời cách xác đáng :
“Điều đó chứng minh rằng ngay cả khi ta tưởng lịch sinh hoạt của mình đã kín, nếu ta thật sự muốn, ta vẫn sắp xếp được thêm nhiều cuộc gặp gỡ, thêm nhiều việc cần làm ạ.”
“Không, vị giáo sư trả lời, không phải vậy đâu. Chân lý quan trọng thí nghiệm này chứng minh cho ta là : nếu ta không bỏ trước vào bình những viên đá lớn, thì sau đó ta không thể để hết mọi thứ vào bình được”.
Theo sau là một khoảng thời gian lắng đọng, mọi người đều nghiệm thấy điều này thật có lý.
Vị giáo sư liền nói : “Những hòn đá lớn trong cuộc đời anh chị là gì ?
Sức khỏe ? Gia đình ? Bạn bè ? Thực hiện những ước mơ ? Làm những gì mình yêu thích ? Học hỏi ? Nghỉ ngơi ? Bảo vệ một lý tưởng ? Hoặc bất cứ thứ gì khác ?”
“Điều nên nhớ là hãy sắp xếp những viên đá lớn trong đời ta trước. Thay vì để cho những điều nhỏ nhặt (sỏi, cát), lấp đầy đời ta bằng những điều vớ vẩn, ta sẽ không có đủ thời gian cho những điều quan trọng.
Vậy luôn hãy nhớ câu hỏi này :“Đâu là những viên đá lớn trong đời tôi ? Và hãy dành thời giờ ưu tiên cho chúng”.Nói xong, vị giáo sư chào cử tọa và từ từ bước ra khỏi phòng.
( Internet )
TIN TỨC QUA HÌNH ẢNH
Chủ nhật 18.11.2012: Tân Giáo Hoàng Tawadros II, chính thức tấn phong tại nhà thờ Chính tòa Thánh Marco ở thủ đô Cairo. Đức GH Tawadros (60 tuổi) người kế vị Đức cố Giáo Hoàng Shenouda III, Giáo chủ Giáo hội Ky tô giáo Đông phương trong 40 năm qua, đã băng hà hồi tháng 3/2012. Đây là Giáo Hội Kitô giáo lâu đời nhất trên thế giới và lớn nhất tại Trung đông.
Trong số những người tham dự lễ tấn phong Giáo hoàng, ngoài các chức sắc cao cấp tôn giáo còn có Thủ tướng Chính phủ Hồi giáo Ai Cập Hisham Kandil và một số Tổng bộ trưởng trong chính phủ.
Thứ ba 04.12.2012: Tin từ Vatican cho biết Đức giáo hoàng Benedict XVI, người lãnh đạo tinh thần của 1,2 tỉ tín đồ đạo Công giáo trên toàn thế giới, đã chính thức gia nhập mạng xã hội Twitter và sẽ bắt đầu từ ngày 12-12, nhân ngày lễ Đức Mẹ Guadalupe.
Ông Greg Burke, cố vấn truyền thông cao cấp của Vatican, cho biết trong cuộc họp báo, lý do Đức giáo hoàng tham gia Twitter là muốn bắc một nhịp cầu với các giáo dân của ngài. Ông nói: "Ngài muốn tiếp cận với tất cả mọi người".
Những nội dung đầu tiên trên tài khoản Twitter của Đức giáo hoàng sẽ là phần trả lời cho các câu hỏi gửi đến địa chỉ @pontifex. Các tin cập nhật bao gồm các ngôn ngữ Tây Ban Nha, Anh, Ý, Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Ả Rập và tiếng Pháp. Các ngôn ngữ khác sẽ được bổ sung trong tương lai.
Thứ hai 17.12.2012: Các chủng sinh Hồi giáo tham dự kỳ thi mãn khóa để trở thành Giáo sĩ “Imam” tại Karachi ở Pakistan, nơi các luật lệ Hồi giáo chi phối Luật pháp.
Thứ tư 16.01.2013: Các nữ sinh Iran được viếng thăm trụ sở Quốc hội tại thủ đô Tehran và nghe một bài phát biểu của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad. Không lâu trước đây, phụ nữ tại đất nước Hồi giáo này không một ai được đi học.
Trong số những người tham dự lễ tấn phong Giáo hoàng, ngoài các chức sắc cao cấp tôn giáo còn có Thủ tướng Chính phủ Hồi giáo Ai Cập Hisham Kandil và một số Tổng bộ trưởng trong chính phủ.
Thứ ba 04.12.2012: Tin từ Vatican cho biết Đức giáo hoàng Benedict XVI, người lãnh đạo tinh thần của 1,2 tỉ tín đồ đạo Công giáo trên toàn thế giới, đã chính thức gia nhập mạng xã hội Twitter và sẽ bắt đầu từ ngày 12-12, nhân ngày lễ Đức Mẹ Guadalupe.
Ông Greg Burke, cố vấn truyền thông cao cấp của Vatican, cho biết trong cuộc họp báo, lý do Đức giáo hoàng tham gia Twitter là muốn bắc một nhịp cầu với các giáo dân của ngài. Ông nói: "Ngài muốn tiếp cận với tất cả mọi người".
Những nội dung đầu tiên trên tài khoản Twitter của Đức giáo hoàng sẽ là phần trả lời cho các câu hỏi gửi đến địa chỉ @pontifex. Các tin cập nhật bao gồm các ngôn ngữ Tây Ban Nha, Anh, Ý, Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Ả Rập và tiếng Pháp. Các ngôn ngữ khác sẽ được bổ sung trong tương lai.
Thứ hai 17.12.2012: Các chủng sinh Hồi giáo tham dự kỳ thi mãn khóa để trở thành Giáo sĩ “Imam” tại Karachi ở Pakistan, nơi các luật lệ Hồi giáo chi phối Luật pháp.
Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013
KHAI TRƯƠNG CỬA HÀNG THANH TÂM MỚI !
Ngày hôm nay ( 12/01 ) sau Thánh lễ sáng,Cha xứ, Cha phó,các Sơ và cộng đoàn giáo dân cùng đi qua tham dự buổi khai trương cửa hàng Thanh Tâm mới,bên hông ngoài tòa nhà Mục Vụ.
Ngoài gian hàng bán Ảnh,Tượng,Kinh sách,bách hóa như ngày xưa,hôm nay lại có thêm một gian hàng bán hoa tươi và hoa giả các loại rất đẹp mắt
" Đừng có để cái giả nó che mất cái thiệt ".Câu nói này của Cha Chánh Xứ có phải là một lời góp ý cho cửa hàng,hay một cái " nhéo " nhẹ nhàng vào hông chúng ta?Không hiểu được!thôi thì ai muốn hiểu sao thì hiểu,ai có tịch thì rục rịch vậy ! :-)
" Đừng có để cái giả nó che mất cái thiệt ".Câu nói này của Cha Chánh Xứ có phải là một lời góp ý cho cửa hàng,hay một cái " nhéo " nhẹ nhàng vào hông chúng ta?Không hiểu được!thôi thì ai muốn hiểu sao thì hiểu,ai có tịch thì rục rịch vậy ! :-)
Ngày xữa,ngày xưa
Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013
03/01 : KHÁNH THÀNH NHÀ MỤC VỤ GIÁO XỨ VŨNG TÀU
Sau gần 40 năm trường Trung Học Thánh Giuse được trưng dụng làm trường Trung Học Cơ Sở Châu Thành,vào ngày 31/10/2012 Giáo Xứ Vũng Tàu hân hoan nhận được quyết định bàn giao lại cơ sở trên cho Giáo Xứ quản lý và xữ dụng
Cha Chánh Xứ Phê-Rô Trần Văn Huyên liền cho cấp tốc sửa chữa lại từ dãy nhà đang xuống cấp trầm trọng.Qua bao tháng gian khổ nay đã hình thành một cơ sở khang trang đẹp đẽ sẵng sàng phục vụ cho công việc chung của Giáo Xứ : NHÀ MỤC VỤ
Ngày 03/01/2013 được chọn là ngày Đức Cha Tô Ma Nguyễn Văn Trâm Giám Mục Giáo Phận Bà Rịa sẽ đến chủ sự nghi thức Làm Phép Tượng Đài Thánh Cả Giuse và Nhà Mục Vụ Giáo Xứ Vũng Tàu
Vào lúc 17 giờ ngày 03/01/2013,Cộng Đoàn Giáo Dân Giáo Xứ Vũng Tàu đang hân hoan chào đón Đức Cha
Đức Cha Tô Ma Nguyễn Văn Trâm Giám Mục Giáo Phận Bà-Rịa
Cựu Cha Phó Giuse Đinh Phước Đại
Cựu Cha Phó Đa Minh Mai Chiến Chinh
MC trong buỗi Lễ
Đức Cha Tô Ma Nguyễn Văn Trâm đang tiến hành nghi thức
Đức Cha ban phép lành kết thúc buổi Lễ
Dự tiệc chung
Các chương trình văn nghệ được xen kẻ nhau trong suốt buổi tiệc
Họ đã hiện diện nơi đây trong suốt thời niên thiếu
Yêu lắm trường ơi !
Các anh em trong Ban Xe,nhóm đã có công rất nhiều trong những công việc chung của Giáo Xứ
Buổi Lễ đã kết thúc một cách tốt đẹp
Ảnh Lương Hữu Phước