Tại cổng Thiên Đàng... ....
-"Tên Thánh nhà ngươi là gì?...Trước khi chết, nhà ngươi có tội vạ gì mà chưa kịp ăn năn hối lỗi không?"
-"Dạ thưa ngài, tên Thánh con là Giuse...và con chỉ có một điều bứt rứt là...trước đây con đá banh cho đội banh Nhà Thờ Thánh Giuse, và vì con chỉ muốn đoạt giải cho đội Thánh Giuse, cho nên trong trận đấu con đã cố ý chơi xấu "ăn cắp trứng gà",... "oọc-giơ",...đã vậy mà còn ăn gian dùng tay chận bóng nữa... may mà trọng tài không trông thấy, cho nên cuối cùng thì đội banh Thánh Giuse đã đoạt giải vô địch... nhưng bây giờ thì con lại thấy hối hận lắm ... vì lúc đó con đã không sống ngay thẳng thật thà..."
-"Ấy... không sao, chuyện đó chuyện nhỏ mà, ...thôi, ...nhà ngươi cứ việc vào đi..."
Rồi cánh cửa Thiên Đàng từ từ mở rộng... Mừng húm, vì thấy mình không phải bị đưa xuống lửa luyện tội mà được vào Thiên Đàng thẳng cẳng... chàng ta liền vội vàng đưa chân qua cửa thật lẹ, vừa lớn tiếng cảm ơn:
-"Dạ, con đội ơn ông Thánh Phêrô lắm lắm ạ...!" Lúc đó ông Thánh giữ cửa mới hắng giọng:
-"Này, nhỏ tiếng xuống một chút, vào lẹ lên... Thánh Phêrô đang bận nghỉ trưa...còn ta đây là Thánh Giuse, chỉ coi cửa tạm cho Ngài trong lúc này thôi đấy!... ..."
************
Một vị Giáo Hoàng và một Luật sư cùng vào Thiên Đàng ,cả hai đều được bố trí chổ ở cẩn thận.Sáng hôm sau từ cửa sổ chung cư nhà mình nhìn xuống,vị Giáo Hoàng rất đổi ngạc nhiên khi thấy ông Luật sư hôm qua đang nằm xem báo trong một khu vườn của một ngôi biệt thự sang trọng,kề bên là một hồ bơi nước trong xanh.
Vị Giáo Hoàng đi gặp Thánh Phê-Rô và than phiền vì mình đã suốt đời phung vụ Hội Thánh mà lại được đối xử bất công như thế.Thánh Phê-Rô giải thích:" Ôi! Giáo Hoàng trên đây thì rất nhiều,nhưng Luật sư thì từ trước đến giờ chỉ có mỗi một mình ông ấy "
*************
Một linh hồn bay đến cổng thiên đàng. Thấy người ta cho qua cổng tất cả những người có vợ, anh ta vênh mặt đi thẳng vào. Thánh Phêđrô chặn lại hỏi:
- Anh có vợ chứ?
- Tất nhiên, tôi lấy vợ những hai lần! - anh ta tự hào đáp.
- Thế thì cút! Ta chỉ cho qua những kẻ bất hạnh chứ không phải những thằng ngu!
*******************
Có một nhà Kinh Thánh lỗi lạc, ông nói gì cũng dùng lời Kinh Thánh mà nói. Đức Giám Mục nghe nói thế bèn gởi một linh mục đến điều tra. Vị linh mục đến trước nhà nhìn qua cánh cửa hé mở thấy nhà Kinh Thánh đang ngồi nhậu nên đứng ngoài quan sát. Bỗng dưng một giọng đàn ông ngà ngà lên tiếng:
- Này bà, họ hết rượu rồi. (Ga 2:3)
Bà vợ đáp:
- Ngày nào cũng nhậu hết. Ông muốn mua thêm mấy lon bia nữa hả?
Nhà Kinh Thánh:
- Một hòm bia (Xh 25:10)
Bà Vợ trợn mắt:
- Một hòm bia lận hả? Ngày mai lấy tiền đâu mua đồ ăn cho con chứ.
Nhà Kinh Thánh nửa tỉnh nửa say:
- Đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy. (Mt6:34).
Bà vợ cằn nhằn:
- Ông thì không lo, nhưng tôi lo. Tôi không đi.
Nhà Kinh Thánh:
- Đi mau lên (1Sam9:12). Đưa chân đá lại mũi nhọn thì khốn cho ngươi! (TĐCV26:14)
Vị linh mục đứng ngoài kinh ngạc: !!!???
*************
Ba ông thầy dòng đi thành phố về, dọc đường ghé vào một quán nhỏ ăn trưa. Quán hôm ấy chỉ có thịt luộc, cá kho và rau muống chấm mắm ớt.
Một thầy nổi hứng đề nghị :
- Hễ ai đọc được câu Kinh Thánh chỉ về món ăn nào, thì ăn món đó. Hễ ai không đọc được thì phải chờ người khác ăn xong mới được ăn. Hai thầy kia nổi máu anh hùng, chịu liền.
Thầy thứ nhất thấy đĩa thịt liền đọc :
- “Mọi động vật sẽ là thức ăn của ngươi”. Đọc xong, thầy kéo đĩa thịt về phía mình.
Thầy thứ hai thấy đĩa cá vội tiếp luôn:
- “Cầm năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho …” Thầy vừa đọc vừa kéo đĩa cá kho về phía mình, đắc thắng.
Đĩa rau muống còn đó. Ai nấy đều nặn óc cố nghĩ ra câu Kinh Thánh nào nói đến rau muống. Bỗng thầy thứ ba mỉm cười, một tay cầm chén nước mắm, một tay bốc rau luộc chấm vào mắm, vừa đọc vừa vẩy vào hai thầy kia :
- “Lạy chúa, xin dùng cành hương thảo rảy nước trên tôi, thì tôi được sạch !”
Hai thầy bị vẩy nước mắm la toáng lên, và vội vàng đi lau rửa. Thầy thứ ba còn lại, ung dung… xơi hết.
“Người ta cũng có thể phản bội Chúa Giêsu vì những thứ không phải là 30 đồng bạc như: vợ chồng phản bội nhau, thừa tác viên của Chúa phản bội với bậc sống của mình hoặc chăn dắt đoàn chiên để mưu cầu lợi ích cho bản thân. Kẻ nào phản bội lương tâm thì cũng phản bội Chúa Giêsu,”
Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011
Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011
BÉ 3 TUỔI HÁT BÀI THƯƠNG KHÓ
Bé gái con của Ca Trưởng Nhạc Sĩ Thanh Lâm thuộc ca đoàn Ngàn Thông tại Cal, thật tuyệt một cháu gái nhớ được bài thương khó dài như thế này thì một trí nhớ thật quá giỏi
BỨC TRANH KHÔNG CÓ MẮT
Gia đình họ đã sống rất hạnh phúc. Những ngày nghỉ, họ thường cho con đi chơi công viên, dạo phố. Chị dắt tay con trai đi trước, anh thong thả đi đằng sau.
Chị luôn nắm tay con thật chặt. Lúc nào chị cũng nghĩ đường phố lắm người nhiều xe, lại còn bọn trẻ mới lớn tự xưng “anh hùng xa lộ” lạng lách như điên. Cứ nhìn thấy chúng, chị vội bế con đứng nép vào bên lề đường, hoặc rẽ vào một cửa hàng nào đó chờ cho chúng đi qua.
Một lần, có chiếc ô tô suýt cán vào con chị, chị liền lăn vào che cho con. Con trai chị thoát nạn nhưng chị bị thương. Đứa con trai nhìn mẹ, khóc và hỏi: “Mẹ thương con lắm phải không?”. Chị chỉ nhìn con cười.
Sau đó, hàng xóm thấy họ ít dạo phố hơn trước. Chồng chị bị ốm nặng. Đêm khuya, không có người trông con, một mình chị lưng cõng chồng, tay dắt con vào bệnh viện. Những ngày anh điều trị, hôm nào chị cũng phải dắt con vào chăm sóc chồng.
Đến bữa, chị nấu cháo rồi đánh nhuyễn, lọc kỹ, bón cho anh từng thìa. Mỗi thìa cháo, trước khi bón cho anh, chị đều đưa lên miệng thử trước, tránh cho anh bị bỏng. Khi đỡ ốm, anh rơm rớm nước mắt, nắm tay chị thật chặt: “Em thật tốt! Anh biết ơn em!”. Đứa con trai cũng rưng rưng: “Mẹ ơi, con thương mẹ!”. Chị vẫn chỉ cười, ôm con trai vào lòng.
Anh được ra viện. Cuộc sống gia đình lại trở nên bình thường. Những ngày nghỉ, cả nhà lại cùng nhau đi dạo phố. Anh còn yếu, chị vừa đi vừa đỡ anh, luôn miệng nhắc anh phải cẩn thận. Khi có ô tô đến gần, chị thường đứng trước mặt anh che chắn, đề phòng bất trắc.
Nhưng một ngày kia, không ai có thể ngờ, gia đình họ tan vỡ. Anh chạy theo cô gái khác. Cô ta trẻ hơn, hấp dẫn và khêu gợi hơn chị. Hình ảnh chị mờ dần trong tim anh. Anh thấy chị không chiều anh được như cô ta. Trong mắt anh, chị ngày một xấu.
Khi anh dọn đi, đứa con trai giữ chặt tay bố: “Tại sao bố bỏ đi? Chẳng phải bố đã khen mẹ tốt là gì?”. Người bố không dám nhìn vào mặt con. Anh ta nhắm mắt lại như để chạy trốn. Hình ảnh ấy đã ăn sâu vào trong ký ức của đứa con…Rồi con chị khôn lớn. Cậu vẽ rất đẹp. Nhưng có điều đặc biệt, những người đàn ông cậu vẽ đều không có mắt.
Có người xem những bức tranh cậu vẽ, lấy làm lạ, hỏi: “Người này là ai vậy?”.
“Cháu vẽ bố cháu đấy!”, cậu đáp.
Người kia hỏi tiếp: “Sao cháu vẽ bố mà lại không vẽ mắt?”.
Cậu bé trả lời: – Bố cháu không có mắt!
Lưu Quốc Phương
(Sưu tầmtrên Internet)
Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011
HÒN SỎI VÀ LỜI NÓI
Thả một hòn sỏi vào trong nước: một tiếng bắn toé lên, rồi chìm nghỉm.
Nhưng để lại vô số gợn sóng lăn tăn xoay tròn.
Lan toả từ trọng tâm, tràn ra biển cả.
Thả một hòn sỏi vào trong nước: trong phút chốc bạn lãng quên.
Thả một hòn sỏi vào trong nước: trong phút chốc bạn lãng quên.
Bạn đã xáo động một đại dương hùng vĩ chỉ bằng một hòn sỏi mà thôi
Thả một lời nói không tốt, không cẩn trọng: trong phút chốc bay đi.
Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn xoay tròn, lan toả…
Và không có cách nào lấy lại một khi bạn đã nói ra.
Thả một lời nói không tốt: trong phút chốc bạn lãng quên.
Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn mãi...
Có thể bạn đã làm ứa một dòng nước mắt trên con tim buồn.
Bạn đã xáo động một cuộc đời hạnh phúc chỉ vì những lời nói kia.
Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng: chỉ trong giây lát chúng bay đi.
Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn, xoay tròn mãi.
Mang hy vọng, niềm vui, an ủi trong mỗi con sóng xô bờ.
Bạn sẽ không ngờ được sức mạnh của một lời nói tốt bạn cho đi.
Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng: trong giây lát bạn lãng quên;
Nhưng niềm vui dâng tràn, và những gợn sóng reo vui xoay tròn mãi.
Bạn đã làm cho con sóng được vỗ về trong điệu nhạc êm ái.
Có thể nghe thấy trên hàng hải lý từ việc thả một lời nói tốt mà thôi.
( Sưu tầm )
Hình ảnh : GX Vũng Tàu hành hương Đức Mẹ Tà-Pao
Thả một lời nói không tốt, không cẩn trọng: trong phút chốc bay đi.
Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn xoay tròn, lan toả…
Và không có cách nào lấy lại một khi bạn đã nói ra.
Thả một lời nói không tốt: trong phút chốc bạn lãng quên.
Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn mãi...
Có thể bạn đã làm ứa một dòng nước mắt trên con tim buồn.
Bạn đã xáo động một cuộc đời hạnh phúc chỉ vì những lời nói kia.
Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng: chỉ trong giây lát chúng bay đi.
Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn, xoay tròn mãi.
Mang hy vọng, niềm vui, an ủi trong mỗi con sóng xô bờ.
Bạn sẽ không ngờ được sức mạnh của một lời nói tốt bạn cho đi.
Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng: trong giây lát bạn lãng quên;
Nhưng niềm vui dâng tràn, và những gợn sóng reo vui xoay tròn mãi.
Bạn đã làm cho con sóng được vỗ về trong điệu nhạc êm ái.
Có thể nghe thấy trên hàng hải lý từ việc thả một lời nói tốt mà thôi.
( Sưu tầm )
Hình ảnh : GX Vũng Tàu hành hương Đức Mẹ Tà-Pao
LÒNG MẸ
Đây là một câu chuyện thật về sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản. Sau khi trận động đất đã qua đi, khi các nhân viên cứu hộ đến tàn tích của 1 ngôi nhà của một người phụ nữ trẻ, họ nhìn thấy thân thể cô ấy qua các vết nứt. Nhưng cách tạo hình cơ thể của cô có gì đó rất lạ, tựa như đang quỳ gối cầu nguyện, cơ thể nghiêng về phía trước, và có một vật gì đó được hai tay của cô đỡ lấy. Ngôi nhà bị sụp và đổ ập lên lưng và đầu cô.
Người đội trưởng đội cứu hộ đã rất khó khăn khi luồn tay mình qua khoảng cách hẹp trên tường để chạm tới cơ thể của người phụ nữ. Anh ấy đã hy vọng rằng người phụ nữ này có thể vẫn còn sống. Nhưng, cơ thể lạnh và cứng của cô nói với anh rằng, cô ấy chắc chắn đã qua đời.
Đội cứu hộ rời khỏi ngôi nhà và tìm kiếm tại những toà nhà sụp đổ khác. Nhưng không hiểu sao, người đội trưởng dường như bị một lực hút kéo trở lại căn nhà sụp đổ của người phụ nữ đã chết. Một lần nữa, ông quỳ xuống, và lần tìm qua những khe nứt hẹp một chút không gian dưới cơ thể đã chết. Rồi đột nhiên, ông hét lên đầy phấn chấn : "Một đứa bé!!!! Có một đứa bé!"
Cả đội cùng nhau cẩn thận bỏ từng cái cọc trong đống đổ nát xung quanh xác người phụ nữ. Có một bé trai 3 tháng tuổi được bọc trong một tấm chăn hoa ngay bên dưới xác người mẹ. Người phụ nữ rõ ràng đã có thực hiện sự hi sinh cuối cùng để cứu con trai mình. Khi ngôi nhà của cô rơi xuống, cô đã dùng cơ thể của mình để làm tấm chắn bảo vệ con trai mình. Cậu bé vẫn ngủ một cách yên bình khi đội trưởng đội cứu hộ nhấc bé lên.
Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khoẻ cậu bé. Sau khi ông mở tấm chăn, ông nhìn thấy một chiếc điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn văn bản trên màn hình, nói rằng, "Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con" ...
Chiếc điện thoại này đã đi từ hết bàn tay này đến bàn tay khác qua từ một bàn tay khác. Tất cả những người đọc tin nhắn đã khóc. "Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng... mẹ rất yêu con..."...
(Internet)
Người đội trưởng đội cứu hộ đã rất khó khăn khi luồn tay mình qua khoảng cách hẹp trên tường để chạm tới cơ thể của người phụ nữ. Anh ấy đã hy vọng rằng người phụ nữ này có thể vẫn còn sống. Nhưng, cơ thể lạnh và cứng của cô nói với anh rằng, cô ấy chắc chắn đã qua đời.
Đội cứu hộ rời khỏi ngôi nhà và tìm kiếm tại những toà nhà sụp đổ khác. Nhưng không hiểu sao, người đội trưởng dường như bị một lực hút kéo trở lại căn nhà sụp đổ của người phụ nữ đã chết. Một lần nữa, ông quỳ xuống, và lần tìm qua những khe nứt hẹp một chút không gian dưới cơ thể đã chết. Rồi đột nhiên, ông hét lên đầy phấn chấn : "Một đứa bé!!!! Có một đứa bé!"
Cả đội cùng nhau cẩn thận bỏ từng cái cọc trong đống đổ nát xung quanh xác người phụ nữ. Có một bé trai 3 tháng tuổi được bọc trong một tấm chăn hoa ngay bên dưới xác người mẹ. Người phụ nữ rõ ràng đã có thực hiện sự hi sinh cuối cùng để cứu con trai mình. Khi ngôi nhà của cô rơi xuống, cô đã dùng cơ thể của mình để làm tấm chắn bảo vệ con trai mình. Cậu bé vẫn ngủ một cách yên bình khi đội trưởng đội cứu hộ nhấc bé lên.
Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khoẻ cậu bé. Sau khi ông mở tấm chăn, ông nhìn thấy một chiếc điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn văn bản trên màn hình, nói rằng, "Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con" ...
Chiếc điện thoại này đã đi từ hết bàn tay này đến bàn tay khác qua từ một bàn tay khác. Tất cả những người đọc tin nhắn đã khóc. "Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng... mẹ rất yêu con..."...
(Internet)
Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011
BỬA ĂN CHIỀU CUỐI CÙNG(BUỔI TIỆC LY )
THE LAST SUPPER
Leonardo da Vinci vẽ bức "Bữa ăn chiều cuối cùng" (The last supper) mất bảy năm liền. Đó là bức tranh vẽ Chúa Jesus và mười hai vị tông đồ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Chúa bị Judas phản bội.
Leonardo tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên, ông chọn được một chàng trai 19 tuổi có gương mặt thánh thiện, một nhân cách tinh khiết tuyệt đối để làm mẫu vẽ Chúa Jesus. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng trước chàng trai, và hình ảnh Chúa Jesus được hiện trên bức vẽ.
Sáu năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 12 vị tông đồ, chỉ còn có Judas, vị môn đồ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc, tương đương 16.96 đô la Mỹ.
Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kỳ tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đứng người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình... Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy rằng chưa đủ để bộ lộ cái ác của Judas. Một hôm, Vinci được thông báo rằng có một kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng được yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì giết người và phạm rất nhiều tội ác tày trời khác.
Da Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mắt ông là một gã đàn ông nước da đen sậm với mái tóc dài bẩn thỉu phủ xoà xuống mặt, một khuôn mặt xấu xa, độc ác tự nó nói lên nhân cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá. Đúng, đây là Judas!
Nụ hôn của Judas
Được sự cho phép đặc biệt của Đức Vua, người tù được đưa tới Milan nơi bức tranh đang được vẽ dở. Mỗi ngày, tên tù im lặng ngồi trước Da Vinci và hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công viêc truyền tải vào bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc.
Leonardo da Vinci vẽ bức "Bữa ăn chiều cuối cùng" (The last supper) mất bảy năm liền. Đó là bức tranh vẽ Chúa Jesus và mười hai vị tông đồ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Chúa bị Judas phản bội.
Leonardo tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên, ông chọn được một chàng trai 19 tuổi có gương mặt thánh thiện, một nhân cách tinh khiết tuyệt đối để làm mẫu vẽ Chúa Jesus. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng trước chàng trai, và hình ảnh Chúa Jesus được hiện trên bức vẽ.
Sáu năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 12 vị tông đồ, chỉ còn có Judas, vị môn đồ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc, tương đương 16.96 đô la Mỹ.
Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kỳ tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đứng người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình... Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy rằng chưa đủ để bộ lộ cái ác của Judas. Một hôm, Vinci được thông báo rằng có một kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng được yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì giết người và phạm rất nhiều tội ác tày trời khác.
Da Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mắt ông là một gã đàn ông nước da đen sậm với mái tóc dài bẩn thỉu phủ xoà xuống mặt, một khuôn mặt xấu xa, độc ác tự nó nói lên nhân cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá. Đúng, đây là Judas!
Nụ hôn của Judas
Được sự cho phép đặc biệt của Đức Vua, người tù được đưa tới Milan nơi bức tranh đang được vẽ dở. Mỗi ngày, tên tù im lặng ngồi trước Da Vinci và hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công viêc truyền tải vào bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc.
Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci quay sang bảo lính gác "Các ngươi đem hắn đi đi...". Lính canh túm lấy kẻ tử tù, nhưng hắn đột nhiên vùng ra và lao đến quì xuống bên chân Da Vanci, khóc nấc lên: "Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn con! Ngài không nhận ra con ư?"
Danh hoạ Leonardo da Vinci
Danh hoạ Leonardo da Vinci
Da Vinci quan sát kẻ mà suốt sáu tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt. Cuối cùng ông đáp: "Không, ta chưa từng nhìn thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến cho ta từ hầm ngục ở Roma...". Tên tử tù kêu lên "Ngài Vinci... Hãy nhìn kỹ lại tôi! Tôi chính là người mà bảy năm trước ông đã chọn làm mẫu để vẽ Chúa Jesus..."
Câu chuyện này có thật, như bức tranh "Bữa ăn chiều cuối cùng" là có thật. Chàng trai đã từng được chọn làm hình mẫu của Chúa Jesus chỉ sau hơn hai ngàn ngày, đã tự biến mình thành hình tượng hoàn hảo của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử.
Tương lai không hề được định trước. Chính chúng ta là người quyết định số phận của chính mình.
phuocluonghuu ( sưu tầm )
Tương lai không hề được định trước. Chính chúng ta là người quyết định số phận của chính mình.
phuocluonghuu ( sưu tầm )
CHUYỆN NHỎ Ở SÀI-GÒN( tiếp theo )
1.
Hẻm chật, lại đông đúc, chủ yếu là dân lao động, nhà lụp xụp san sát. Có một đoạn giữa hẻm phình ra, rộng hơn mấy chỗ khác được chiếm dụng làm một cái quán phở nhỏ. Chủ quán là ba mẹ con, chính xác là bà ngoại, mẹ và đứa con gái trạc mười lăm mười sáu tuổi, hai người lớn đều bị chồng bỏ theo vợ bé, chuyện đó cả hẻm ai cũng biết.
Quán phở rất đông khách, nhất là buổi sáng trước giờ đi làm và buổi chiều tối, chủ yếu là bưng đến tận nhà cho khách nhưng cũng có khi khách đến bàn ngồi, có lẽ là để có dịp nói chuyện với chủ quán, vốn rất sởi lởi và hay chuyện. Quán chỉ có hai bàn, được gọi tên là bàn số Ba và bàn số Sáu, hỏi bà chủ sao đặt kỳ vậy, bả cười lớn: vậy cho nó xôm. Buổi tối nghe bà chủ nói chuyện sang sảng, thỉnh thoảng lại hét cô con gái: tái bàn Ba nè, hoặc gân bàn Sáu sao chưa bưng…
Khoảng sau 10 giờ đêm thì quán mới thực sự đông, lúc này nồi phở đã cạn, thịt bánh cũng đã hết, chỉ còn chút nước lèo, xí quách. Lúc này khách ăn phở đã vắng, chỉ còn khách đến nói chuyện, đây là những khách hàng đặc biệt, hầu hết họ đều được ăn miễn phí. Có người bưng tô cơm nguội ra xin chan chút nước lèo ngồi ăn, có người ngồi gặm xí quách hoặc ăn mấy miếng gân còn dư chấm với tương đen. Đó là những phụ nữ bán hàng đêm về, vài chị công nhân vệ sinh, mấy bà già bán vé số… họ xúm vào ăn uống, chuyện trò rồi cùng phụ chị chủ quán dọn dẹp, rửa tô, chùi nồi.
Những người khách đặc biệt ấy, họ kể cho bà chủ quán nghe chuyện này chuyện nọ, chuyện của họ hoặc chuyện họ thấy trên đường. Thỉnh thoảng thấy bà cười ha hả, có lúc thì ngậm ngùi, đôi lúc chưa nghe dứt chuyện đã chửi ỏm tỏi: ĐM, thằng đó gặp tao hả, chết mẹ nó…
2.
Bạn Thắm thỉnh thoảng vẫn đi taxi, thường chỉ đi đoạn ngắn, sau đây là hai chuyện liên quan đến taxi mà bạn Thắm góp vô.
Chuyện 1:
Lên xe gặp bác tài lớn tuổi, chào hỏi, kể chuyện rôm rả. Bác tài hỏi coi Thúy Nga không, để tui mở coi, đĩa mới nè, đĩa gốc luôn đó. Hỏi sao bác có đĩa gốc. Kể rằng hổi nãy có bốn đứa nhỏ mướn xe đi chơi, mấy đứa thiệt là dễ thương, đưa cái đĩa DVD gốc mở nhạc coi. Đi một vòng hết 205 ngàn, tụi nó đưa 250 ngàn luôn, lại còn cảm ơn bác tài và tặng lại cái đĩa. Kết luận: nghề này cực khổ lắm, thỉnh thoảng gặp khách dễ thương cũng an ủi phần nào.
Xe đến nơi, chỉ có 30 ngàn nhưng bạn Thắm chỉ còn 20 ngàn lẻ. bạn Thắm loay hoay định đi tìm chỗ đổi tiền thì bác tài nói: thôi đưa hai chục được rồi cô, coi như mấy đứa nhỏ hồi nãy phụ cô chỗ còn thiếu.
Chuyện 2:
Một hôm bạn Thắm đi chợ giữa trưa, ra đến chợ và chọn hàng xong thì mới nhớ là mình quên mang tiền. Khó xử vì hàng thì cần mua gấp mà chả lẽ lại phải quay lại công ty lấy tiền vì món hàng cũng không lớn. Bạn Thắm bước ra đường, vẫy một chiếc taxi và nói với bác tài: anh có thể cho em mượn tiền trả tiền đồ rồi lát chở em về lấy tiền luôn thể. Bác tài vui vẻ móc ví được hơn hai trăm đưa cho bạn Thắm. Bạn Thắm cầm tiền bước vô chợ mà cứ thắc mắc sao anh tài xế lại dễ tin người thế nhỉ. Rủi người ta lừa ảnh thì sao
Lúc ra, lên xe hỏi anh tài xế có sợ tui lừa lấy hết tiền không. Anh chỉ cười.
Quán có một cái ghế gỗ nhỏ, có lẽ được làm từ gỗ tốt nhưng đã cũ kỹ và xộc xệch. Chiếc ghế này được đặt ở sát vỉa hè và chủ quán thường không cho ai lấy ngồi cả, cứ để nó nằm ngoài nắng ngoài mưa vậy thôi. Một việc hơi lạ.
Một tài xế ngồi gần đó cho tôi hay: đó là cái ghế bắt cướp. Bọn cướp giật rất hay ra tay khu này, nạn nhân chủ yếu là các du khách người Nhật, các bà và các cô, chúng giật túi xách, điện thoại, camera của họ và phóng xe chạy rất nhanh. Chủ quán để cái ghế đó, ai ngồi gần hoặc ai thấy trước thì dùng nó mà ném vào xe bọn cướp, có khi bắt được có khi không, lúc trước thì bắt được nhiều, sau này thì ít dần. Có lẽ bọn cướp đã ngại cái ghế nên chuyển địa bàn. Các bà các cô người Nhật cũng yên tâm hơn.
4.
Có nhiều chuyện về dân nhậu, chủ yếu là chuyện xấu, nhưng nhậu ở Sài Gòn cũng nhiều bữa vui, đa số là vui.
Xin phép dừng chủ đề này vì đã cạn vốn, bạn nào có chuyện hay thì bổ sung nhé. Tôi sống gần 20 năm ở SG, tất nhiên cũng biết lắm chuyện để kể, những “chuyện nhỏ” mà nghe để vui, để yêu đời và yêu Sài Gòn thì còn nhiều, nhiều lắm. Hãy cùng kể nhau nghe nhé.
Đàm Hà Phú
phuocluonghuu(sưu tầm )
Hẻm chật, lại đông đúc, chủ yếu là dân lao động, nhà lụp xụp san sát. Có một đoạn giữa hẻm phình ra, rộng hơn mấy chỗ khác được chiếm dụng làm một cái quán phở nhỏ. Chủ quán là ba mẹ con, chính xác là bà ngoại, mẹ và đứa con gái trạc mười lăm mười sáu tuổi, hai người lớn đều bị chồng bỏ theo vợ bé, chuyện đó cả hẻm ai cũng biết.
Quán phở rất đông khách, nhất là buổi sáng trước giờ đi làm và buổi chiều tối, chủ yếu là bưng đến tận nhà cho khách nhưng cũng có khi khách đến bàn ngồi, có lẽ là để có dịp nói chuyện với chủ quán, vốn rất sởi lởi và hay chuyện. Quán chỉ có hai bàn, được gọi tên là bàn số Ba và bàn số Sáu, hỏi bà chủ sao đặt kỳ vậy, bả cười lớn: vậy cho nó xôm. Buổi tối nghe bà chủ nói chuyện sang sảng, thỉnh thoảng lại hét cô con gái: tái bàn Ba nè, hoặc gân bàn Sáu sao chưa bưng…
Khoảng sau 10 giờ đêm thì quán mới thực sự đông, lúc này nồi phở đã cạn, thịt bánh cũng đã hết, chỉ còn chút nước lèo, xí quách. Lúc này khách ăn phở đã vắng, chỉ còn khách đến nói chuyện, đây là những khách hàng đặc biệt, hầu hết họ đều được ăn miễn phí. Có người bưng tô cơm nguội ra xin chan chút nước lèo ngồi ăn, có người ngồi gặm xí quách hoặc ăn mấy miếng gân còn dư chấm với tương đen. Đó là những phụ nữ bán hàng đêm về, vài chị công nhân vệ sinh, mấy bà già bán vé số… họ xúm vào ăn uống, chuyện trò rồi cùng phụ chị chủ quán dọn dẹp, rửa tô, chùi nồi.
Những người khách đặc biệt ấy, họ kể cho bà chủ quán nghe chuyện này chuyện nọ, chuyện của họ hoặc chuyện họ thấy trên đường. Thỉnh thoảng thấy bà cười ha hả, có lúc thì ngậm ngùi, đôi lúc chưa nghe dứt chuyện đã chửi ỏm tỏi: ĐM, thằng đó gặp tao hả, chết mẹ nó…
2.
Bạn Thắm thỉnh thoảng vẫn đi taxi, thường chỉ đi đoạn ngắn, sau đây là hai chuyện liên quan đến taxi mà bạn Thắm góp vô.
Chuyện 1:
Lên xe gặp bác tài lớn tuổi, chào hỏi, kể chuyện rôm rả. Bác tài hỏi coi Thúy Nga không, để tui mở coi, đĩa mới nè, đĩa gốc luôn đó. Hỏi sao bác có đĩa gốc. Kể rằng hổi nãy có bốn đứa nhỏ mướn xe đi chơi, mấy đứa thiệt là dễ thương, đưa cái đĩa DVD gốc mở nhạc coi. Đi một vòng hết 205 ngàn, tụi nó đưa 250 ngàn luôn, lại còn cảm ơn bác tài và tặng lại cái đĩa. Kết luận: nghề này cực khổ lắm, thỉnh thoảng gặp khách dễ thương cũng an ủi phần nào.
Xe đến nơi, chỉ có 30 ngàn nhưng bạn Thắm chỉ còn 20 ngàn lẻ. bạn Thắm loay hoay định đi tìm chỗ đổi tiền thì bác tài nói: thôi đưa hai chục được rồi cô, coi như mấy đứa nhỏ hồi nãy phụ cô chỗ còn thiếu.
Chuyện 2:
Một hôm bạn Thắm đi chợ giữa trưa, ra đến chợ và chọn hàng xong thì mới nhớ là mình quên mang tiền. Khó xử vì hàng thì cần mua gấp mà chả lẽ lại phải quay lại công ty lấy tiền vì món hàng cũng không lớn. Bạn Thắm bước ra đường, vẫy một chiếc taxi và nói với bác tài: anh có thể cho em mượn tiền trả tiền đồ rồi lát chở em về lấy tiền luôn thể. Bác tài vui vẻ móc ví được hơn hai trăm đưa cho bạn Thắm. Bạn Thắm cầm tiền bước vô chợ mà cứ thắc mắc sao anh tài xế lại dễ tin người thế nhỉ. Rủi người ta lừa ảnh thì sao
Lúc ra, lên xe hỏi anh tài xế có sợ tui lừa lấy hết tiền không. Anh chỉ cười.
3.
Có một con đường nhỏ, hơi xuôi dốc, thường khá vắng nhưng lại nối hai con đường tấp nập ở trung tâm thành phố, nơi được mệnh danh là phố Nhật, với rất nhiều nhà hàng Nhật và khách sạn dành cho khách Nhật. Hai bên đường thường làm chỗ đậu xe hơi, chủ yếu cũng là xe của các xếp Nhật đến ăn uống hoặc làm việc.
Trước ở đây có một quán café cóc, chủ yếu phục vụ cánh tài xế vẫn đậu xe trên đường này. Quán có rất nhiều ghế nhựa, loại nhỏ và nhiều màu để cho khách ngồi hoặc đặt mấy ly café, vài tờ báo. Café giá bình dân, chủ quán cũng dễ thương, trà đá miễn phí, khách ngồi bao lâu cũng được, đọc báo hoặc bắt chuyện lẫn nhau.Có một con đường nhỏ, hơi xuôi dốc, thường khá vắng nhưng lại nối hai con đường tấp nập ở trung tâm thành phố, nơi được mệnh danh là phố Nhật, với rất nhiều nhà hàng Nhật và khách sạn dành cho khách Nhật. Hai bên đường thường làm chỗ đậu xe hơi, chủ yếu cũng là xe của các xếp Nhật đến ăn uống hoặc làm việc.
Quán có một cái ghế gỗ nhỏ, có lẽ được làm từ gỗ tốt nhưng đã cũ kỹ và xộc xệch. Chiếc ghế này được đặt ở sát vỉa hè và chủ quán thường không cho ai lấy ngồi cả, cứ để nó nằm ngoài nắng ngoài mưa vậy thôi. Một việc hơi lạ.
Một tài xế ngồi gần đó cho tôi hay: đó là cái ghế bắt cướp. Bọn cướp giật rất hay ra tay khu này, nạn nhân chủ yếu là các du khách người Nhật, các bà và các cô, chúng giật túi xách, điện thoại, camera của họ và phóng xe chạy rất nhanh. Chủ quán để cái ghế đó, ai ngồi gần hoặc ai thấy trước thì dùng nó mà ném vào xe bọn cướp, có khi bắt được có khi không, lúc trước thì bắt được nhiều, sau này thì ít dần. Có lẽ bọn cướp đã ngại cái ghế nên chuyển địa bàn. Các bà các cô người Nhật cũng yên tâm hơn.
4.
Có nhiều chuyện về dân nhậu, chủ yếu là chuyện xấu, nhưng nhậu ở Sài Gòn cũng nhiều bữa vui, đa số là vui.
Mới đầu buổi chiều chỉ có hai anh em ngồi uống bia nói chuyện đá banh, bàn bên kia cũng nói chuyện tương tự, vậy là hai bàn gom lại làm một, lát sau thì cái tụ nhậu đó đã thành một vòng tròn lớn. Uống đi, bữa nay vui, tiền thì lát nữa “cam bu chia” sau. Mấy ông mặt đỏ phừng phừng tranh nhau làm HLV cho đội tuyển VN, rồi cuối buổi nhậu lại trở thành một ban nhạc cổ động bóng đá ầm ĩ, lúc này thì tất cả các bàn trong quán đều hát chung hoặc cùng nâng ly.
Có lần một anh bạn tôi uống say quá, được một bạn nhậu chở về tận nhà. Quay tới quay lui tìm đường cuối cùng thì cũng gõ cửa đúng nhà để giao lại anh bạn tôi cho gia đình. Khi vô nhà gặp chị vợ, anh bạn nhậu tốt bụng còn bàn giao phiếu gửi xe, bóp tiền, điện thoại cho chị vợ rồi mới cáo từ. Sáng hôm sau anh bạn tôi tỉnh rượu mới kể chuyện này cho tôi nghe, anh nói thực ra người đưa anh về nhà hôm qua là một người không hề quen biết. Anh chỉ gặp anh ta lúc cùng đi vệ sinh. Khi ra về, người kia thấy anh quá xỉn, nên đã kêu anh gửi xe lại quán và hỏi địa chỉ để chở anh về nhà. Chẳng phải bạn bè chi đâu.
5.Có lần một anh bạn tôi uống say quá, được một bạn nhậu chở về tận nhà. Quay tới quay lui tìm đường cuối cùng thì cũng gõ cửa đúng nhà để giao lại anh bạn tôi cho gia đình. Khi vô nhà gặp chị vợ, anh bạn nhậu tốt bụng còn bàn giao phiếu gửi xe, bóp tiền, điện thoại cho chị vợ rồi mới cáo từ. Sáng hôm sau anh bạn tôi tỉnh rượu mới kể chuyện này cho tôi nghe, anh nói thực ra người đưa anh về nhà hôm qua là một người không hề quen biết. Anh chỉ gặp anh ta lúc cùng đi vệ sinh. Khi ra về, người kia thấy anh quá xỉn, nên đã kêu anh gửi xe lại quán và hỏi địa chỉ để chở anh về nhà. Chẳng phải bạn bè chi đâu.
Xin phép dừng chủ đề này vì đã cạn vốn, bạn nào có chuyện hay thì bổ sung nhé. Tôi sống gần 20 năm ở SG, tất nhiên cũng biết lắm chuyện để kể, những “chuyện nhỏ” mà nghe để vui, để yêu đời và yêu Sài Gòn thì còn nhiều, nhiều lắm. Hãy cùng kể nhau nghe nhé.
Đàm Hà Phú
phuocluonghuu(sưu tầm )
Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011
HỐI NHÂN
Tôi không phải người toàn vẹn toàn mỷ,ở vào tuổi thanh niên sung sức,có công việc làm ổn định,có thu nhập tương đối không phải lo nghĩ cho ngày mai,tôi lao đầu vào những thói vui phàm tục,tuy không hại ai nhưng cũng không thể kể là vô hại cho tâm hồn.Một hôm nhìn lại mình,nhìn lại gia đình, tôi chợt tỉnh giấc,cố gắng xiềng xích lại bản thân,chống lại mọi cám dỗ xảy ra ào ạt trong tâm hồn.Từ chối nghe mọi cuộc điện thoại vào những lúc mà tôi biết "quân dử" đang gọi đến,giả điếc làm ngơ khi đi ngang qua những quán nhậu,bia ôm quen thuộc,bỏ ngoài tai những lời trách móc,gièm pha của bạn bè.Tôi dần dần thấy bình an trong tâm hồn,và để thật sự nhẹ nhõm hơn,tôi quyết định đi đến Tòa Giải Tội.Suy nghĩ thì dễ nhưng khi thực hành thì mới thấy khó,tôi nhìn Tòa Giải Tội như một phạm nhân nhìn thấy Tòa Án.Tôi đã bỏ đi ra cửa mấy lần nhưng rồi một sức mạnh vô hình nào đó lại lôi kéo tôi trở vào.Hôm nay sắp đến Phục Sinh nên giáo dân đến Tòa Giải Tội rất đông,tôi đứng vào sắp hàng,miệng lẩm nhẩm ôn lại những gì mình sẽ nói,sẽ thú thật hết cùng người thay mặt cho Chúa.
Giải Tội cho tôi là một vỉ Linh Mục già,tôi lí nhí xưng hết mọi tội lỗi đã phạm " Nói lớn một chút " vị Cha già nói như thét lên qua tấm màn mỏng,tôi giật mình và can đảm nói lại lần nữa.Ngài vén tấm màn nhìn tôi và tôi thật sự muốn độn thổ khi nghe tiếng Ngài la lên"Ôi!Lạy Chúa tôi! con còn trẻ sao mà râm rục thế ".Sau lưng tôi có tiếng cười khúc khích.Chạy như biến ra khỏi Nhà Thờ,quên luôn việc đọc kinh đền tội.Tôi thề là sẽ không bao giờ xưng tội,có tội gì tôi sẽ đến bàn thờ,xưng thẵng với Chúa,không thông qua các đấng thừa sai của Người !
Và tôi giữ lời thề như thế suốt trên 30 năm,một hôm tôi ngồi tâm sự với một vị Cha Xứ,tiện miệng tôi kể lại chuyện xưa như một câu chuyện khôi hài đã xảy ra cho mình.Nghe xong Ngài nhìn tôi"Có thật thế sao? ".Tôi cười buồn" Dạ ! đúng vậy "
- Ngày mai anh đến với tôi nhé ! Anh cần phải trở về Tòa Giải Tội
- Nhưng thưa Cha ?
- Anh không cần phải kể cho tôi nghe chuyện gì cả.Anh làm gì Chúa đã biết hết rồi!
Hôm sau lấy hết can đảm tôi ghé qua Giáo Xứ của Ngài.Vị Chánh Xứ đón tôi tại cửa,đưa tôi vào Tòa Giải tội.Ngài nói " Cái quan trọng là anh có dám đến gặp tôi tại đây hay không?Anh phạm tội gì Chúa đã biết hết rồi,anh không cần phải kể lại cho tôi nghe lần nữa".
Tôi bắt đầu quỳ xuống bắt đầu làm Dấu Thánh" Nhân Danh Cha và Con....".Khi tôi đứng lên ,con người tôi hình như khác hẵn,tôi nhẹ nhàng thanh thản như vừa trút được một gánh nặng mà mấy mươi năm nay tôi mang vác trên lưng,Ngắm Chúa chịu nạn trên Thập Giá,nhìn bóng vị Cha Xứ khuất sau khung cửa,nhìn lại mình,tôi thật sự yêu quý cuộc đời này biết bao!
phuocluonghuu
Giải Tội cho tôi là một vỉ Linh Mục già,tôi lí nhí xưng hết mọi tội lỗi đã phạm " Nói lớn một chút " vị Cha già nói như thét lên qua tấm màn mỏng,tôi giật mình và can đảm nói lại lần nữa.Ngài vén tấm màn nhìn tôi và tôi thật sự muốn độn thổ khi nghe tiếng Ngài la lên"Ôi!Lạy Chúa tôi! con còn trẻ sao mà râm rục thế ".Sau lưng tôi có tiếng cười khúc khích.Chạy như biến ra khỏi Nhà Thờ,quên luôn việc đọc kinh đền tội.Tôi thề là sẽ không bao giờ xưng tội,có tội gì tôi sẽ đến bàn thờ,xưng thẵng với Chúa,không thông qua các đấng thừa sai của Người !
Và tôi giữ lời thề như thế suốt trên 30 năm,một hôm tôi ngồi tâm sự với một vị Cha Xứ,tiện miệng tôi kể lại chuyện xưa như một câu chuyện khôi hài đã xảy ra cho mình.Nghe xong Ngài nhìn tôi"Có thật thế sao? ".Tôi cười buồn" Dạ ! đúng vậy "
- Ngày mai anh đến với tôi nhé ! Anh cần phải trở về Tòa Giải Tội
- Nhưng thưa Cha ?
- Anh không cần phải kể cho tôi nghe chuyện gì cả.Anh làm gì Chúa đã biết hết rồi!
Hôm sau lấy hết can đảm tôi ghé qua Giáo Xứ của Ngài.Vị Chánh Xứ đón tôi tại cửa,đưa tôi vào Tòa Giải tội.Ngài nói " Cái quan trọng là anh có dám đến gặp tôi tại đây hay không?Anh phạm tội gì Chúa đã biết hết rồi,anh không cần phải kể lại cho tôi nghe lần nữa".
Tôi bắt đầu quỳ xuống bắt đầu làm Dấu Thánh" Nhân Danh Cha và Con....".Khi tôi đứng lên ,con người tôi hình như khác hẵn,tôi nhẹ nhàng thanh thản như vừa trút được một gánh nặng mà mấy mươi năm nay tôi mang vác trên lưng,Ngắm Chúa chịu nạn trên Thập Giá,nhìn bóng vị Cha Xứ khuất sau khung cửa,nhìn lại mình,tôi thật sự yêu quý cuộc đời này biết bao!
phuocluonghuu
CÁI BẪY CHUỘT
Một con chuột nhìn qua vết nứt của vách tường và trông thấy bác nông dân cùng với vợ đang mở một chiếc hộp. “Hẳn là có thức ăn trong hộp?”, con chuột tự hỏi. Nhưng ngay sau đó, nó hốt hoảng khi phát hiện ra đó là cái bẫy chuột.
Chuột bèn chạy ra ngoài vườn và la làng la xóm: “Có một cái bẫy chuột trong nhà. Có một cái bẫy chuột trong nhà”.
Chị Gà cục ta cục tác chạy tới: “Chú Chuột này, đây quả thật là mối lo ngại ghê gớm đối với chú, nhưng nó chẳng phiền hà gì tới tôi. Tôi không thể nào bị vướng vào cái bẫy chuột”.
Chuột quay sang nói với anh Heo với vẻ lo lắng: “Anh ơi, trong nhà ta có một cái bẫy chuột”. Anh Heo tỏ ra thông cảm: “Tôi rất lấy làm tiếc, cậu em ạ. Tôi chẳng thể làm gì được, nhưng tôi sẽ cầu nguyện cho chú”.
Chuột chạy tới bác Bò tỉ tê. Bác bò một lần nữa trấn an: “Tôi rất hiểu cậu, nhưng tôi cũng chẳng thể giúp gì”. Chuột lẳng lặng bỏ vào nhà. Lòng buổn thỉu buồn thiu, một mình nhìn cái bẫy chuột tàn nhẫn của bác nông dân.
Thế rồi đêm nọ, một tiếng động vang lên trong ngôi nhà, giống hệt như tiếng sập bẫy. Vợ bác nông dân vội chạy đến để xem có bắt được con chuột nào không. Trong đêm tối, loạng cha loạng choạng, bà đã bị một con rắn độc cắn khi bà mon men tới cái bẫy vốn đang sập vào đuôi con rắn.
Bác nông dân nhanh chóng đưa vợ vào trạm xá. Khi về nhà, bà lại bị sốt. Mọi người đều biết rằng ăn cháo có thể làm giảm cơn sốt. Vì thế, bác nông dân bắt chị Gà làm thịt để nấu cháo cho vợ.
Thế nhưng, bệnh tình người vợ vẫn không thuyên giảm. Bạn bè và xóm giềng tới thăm hỏi. Để thết đãi họ, bác nông dân đã làm thịt anh Heo.
Sau nhiều ngày chống chọi với cơn bệnh, người vợ qua đời. Nhiều người đến viếng tang lễ. Vì thế, bác nông dân đã thịt bác Bò để đãi khách.
Lần sau, một khi bạn nghe thấy ai đó đang gặp khó khăn dù chuyện đó chẳng liên quan đến bạn, nhưng hãy nhớ rằng khi một người trong chúng ta gặp nguy khốn, nghĩa là tất cả chúng ta đều có thể gặp nguy khốn. Tất cả chúng ta đều đồng hành trên chuyến hành trình mang tên Cuộc Đời. Hãy để mắt tới mọi người, luôn động viên và cùng họ vượt qua cơn khốn khó.
[sưu tầm]
Chuột bèn chạy ra ngoài vườn và la làng la xóm: “Có một cái bẫy chuột trong nhà. Có một cái bẫy chuột trong nhà”.
Chị Gà cục ta cục tác chạy tới: “Chú Chuột này, đây quả thật là mối lo ngại ghê gớm đối với chú, nhưng nó chẳng phiền hà gì tới tôi. Tôi không thể nào bị vướng vào cái bẫy chuột”.
Chuột quay sang nói với anh Heo với vẻ lo lắng: “Anh ơi, trong nhà ta có một cái bẫy chuột”. Anh Heo tỏ ra thông cảm: “Tôi rất lấy làm tiếc, cậu em ạ. Tôi chẳng thể làm gì được, nhưng tôi sẽ cầu nguyện cho chú”.
Chuột chạy tới bác Bò tỉ tê. Bác bò một lần nữa trấn an: “Tôi rất hiểu cậu, nhưng tôi cũng chẳng thể giúp gì”. Chuột lẳng lặng bỏ vào nhà. Lòng buổn thỉu buồn thiu, một mình nhìn cái bẫy chuột tàn nhẫn của bác nông dân.
Thế rồi đêm nọ, một tiếng động vang lên trong ngôi nhà, giống hệt như tiếng sập bẫy. Vợ bác nông dân vội chạy đến để xem có bắt được con chuột nào không. Trong đêm tối, loạng cha loạng choạng, bà đã bị một con rắn độc cắn khi bà mon men tới cái bẫy vốn đang sập vào đuôi con rắn.
Bác nông dân nhanh chóng đưa vợ vào trạm xá. Khi về nhà, bà lại bị sốt. Mọi người đều biết rằng ăn cháo có thể làm giảm cơn sốt. Vì thế, bác nông dân bắt chị Gà làm thịt để nấu cháo cho vợ.
Thế nhưng, bệnh tình người vợ vẫn không thuyên giảm. Bạn bè và xóm giềng tới thăm hỏi. Để thết đãi họ, bác nông dân đã làm thịt anh Heo.
Sau nhiều ngày chống chọi với cơn bệnh, người vợ qua đời. Nhiều người đến viếng tang lễ. Vì thế, bác nông dân đã thịt bác Bò để đãi khách.
Lần sau, một khi bạn nghe thấy ai đó đang gặp khó khăn dù chuyện đó chẳng liên quan đến bạn, nhưng hãy nhớ rằng khi một người trong chúng ta gặp nguy khốn, nghĩa là tất cả chúng ta đều có thể gặp nguy khốn. Tất cả chúng ta đều đồng hành trên chuyến hành trình mang tên Cuộc Đời. Hãy để mắt tới mọi người, luôn động viên và cùng họ vượt qua cơn khốn khó.
[sưu tầm]
Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011
ĐỨC CỐ HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN
Nhân ngày giỗ Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận ( 16-9 ).Chúng ta hãy xem lại một số hình ảnh về Ngài.
Xem tiểu sử Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Thuận tại ĐÂY
Ngài nói thông thạo bảy ngôn ngữ (Pháp, Anh, Ý, Ðức, Latinh, Nga, Trung Quốc)
Ngày 16 tháng 9 năm 2002, Ngài qua đời tại Roma
Ngày 17 tháng 9 năm 2007, Giáo hội Công giáo Rôma bắt đầu những thủ tục đầu tiên cho việc tuyên phong chân phước và phong Thánh cho Ngài.và đây cũng là lần đầu tiên có một người Việt Nam được khởi sự án phong chân phước mà không phải là Thánh tử đạo
Theo tiến trình phong thánh của Giáo hội Công giáo Rôma thì Hồng y Nguyễn Văn Thuận đang ở bậc Tôi tớ Chúa (một trong bốn bậc phong thánh: Tôi tớ Chúa, Đấng Đáng kính, Chân phước, Thánh). Ngày 16 tháng 1 năm 2009, Tòa giám quản Rôma ban Án lệnh chính thức để vận động thu thập những chứng cứ, tài liệu, tác phẩm của/về Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận để phục vụ cho án phong chân phước cho Ngài.
Ngày 22 tháng 10 năm 2010, án phong chân phước cho Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã được chính thức khởi sự
Một hình ảnh rất đời thường của Ngài
Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận mới chịu chức, đang bế cháu gái
phuocluonghuu ( sưu tầm )
Xem tiểu sử Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Thuận tại ĐÂY
Ngày 16 tháng 9 năm 2002, Ngài qua đời tại Roma
Ngày 17 tháng 9 năm 2007, Giáo hội Công giáo Rôma bắt đầu những thủ tục đầu tiên cho việc tuyên phong chân phước và phong Thánh cho Ngài.và đây cũng là lần đầu tiên có một người Việt Nam được khởi sự án phong chân phước mà không phải là Thánh tử đạo
Theo tiến trình phong thánh của Giáo hội Công giáo Rôma thì Hồng y Nguyễn Văn Thuận đang ở bậc Tôi tớ Chúa (một trong bốn bậc phong thánh: Tôi tớ Chúa, Đấng Đáng kính, Chân phước, Thánh). Ngày 16 tháng 1 năm 2009, Tòa giám quản Rôma ban Án lệnh chính thức để vận động thu thập những chứng cứ, tài liệu, tác phẩm của/về Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận để phục vụ cho án phong chân phước cho Ngài.
Ngày 22 tháng 10 năm 2010, án phong chân phước cho Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã được chính thức khởi sự
Một hình ảnh rất đời thường của Ngài
Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận mới chịu chức, đang bế cháu gái
phuocluonghuu ( sưu tầm )
Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011
NGÀY SAU SỎI ĐÁ CŨNG CẦN CÓ NHAU...
Tự dưng tôi nhớ lời bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tràn đầy ý nghĩa: “Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”.
Mỗi ngày, tôi vẫn đến quán Chay gần nhà để ăn trưa. Dù nắng hay mưa, cứ chừng độ khoảng một giờ trưa là tôi nhìn thấy hình ảnh quen thuộc của người đàn ông khoảng 50 tuổi điều khiển chiếc xe cúp bốn bánh dành cho người tàn tật. Ông đến quán đón bà xã tan ca về. Vợ ông làm công việc rửa chén bát ở đó.
Có lần, tôi thấy ông di chuyển khó khăn nên hỏi sao ông không nhờ con hay cháu đi đón cho đỡ bất tiện. Ông bảo: “Từ xưa tới giờ, đi đâu bả quen có tui đưa đón, bữa nào tui bệnh nhiều mới ráng cho bả đạp xe đi một mình mà không yên tâm chút nào”. Tôi rơi nước mắt vì xúc động!
Nhưng tôi vẫn tin rằng nếu giữ được nhiệt huyết say mê yêu thương như thuở ban đầu, biết hy sinh cho nhau, luôn nâng niu những kỷ niệm đẹp và tâm niệm rằng “lúc nào người cũng cần đến ta còn ta thì không thể sống thiếu người”. Có lẽ khi đó, nuớc mắt sẽ thôi rơi, đau khổ sẽ không còn nữa.
Làm sao lúc tuổi đã “xế chiều”, ngoảnh lại chẳng có điều gì làm ta nuối tiếc…
Cỏ Dại
( sưu tầm trên Internet )
Mỗi ngày, tôi vẫn đến quán Chay gần nhà để ăn trưa. Dù nắng hay mưa, cứ chừng độ khoảng một giờ trưa là tôi nhìn thấy hình ảnh quen thuộc của người đàn ông khoảng 50 tuổi điều khiển chiếc xe cúp bốn bánh dành cho người tàn tật. Ông đến quán đón bà xã tan ca về. Vợ ông làm công việc rửa chén bát ở đó.
Có lần, tôi thấy ông di chuyển khó khăn nên hỏi sao ông không nhờ con hay cháu đi đón cho đỡ bất tiện. Ông bảo: “Từ xưa tới giờ, đi đâu bả quen có tui đưa đón, bữa nào tui bệnh nhiều mới ráng cho bả đạp xe đi một mình mà không yên tâm chút nào”. Tôi rơi nước mắt vì xúc động!
Chẳng biết từ bao giờ tôi lại có thói quen thích ngắm nhìn những người già bên nhau. Bắt gặp cử chỉ thân mật, thương yêu của họ, trong tôi có nhiều cảm xúc trào dâng đến lạ. Chắc là vì tôi nghĩ: “thắp cháy ngọn lửa tình yêu đã khó, giữ sao cho nó sáng đến giây phút cuối đời thì lại càng khó hơn”.
Ngày ngày, có đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi bán vé số. Người chồng với đôi mắt mù lòa, ông ôm cây đàn hát nghêu ngao, đi trước là người vợ cầm chiếc loa, tay còn lại thì nắm lấy ông. Tôi nghẹn lòng khi chứng kiến tình cảnh như thế nhưng cũng mừng thầm vì có thể họ rất nghèo về vật chất nhưng lại giàu có trong tình yêu!
Ngày ngày, có đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi bán vé số. Người chồng với đôi mắt mù lòa, ông ôm cây đàn hát nghêu ngao, đi trước là người vợ cầm chiếc loa, tay còn lại thì nắm lấy ông. Tôi nghẹn lòng khi chứng kiến tình cảnh như thế nhưng cũng mừng thầm vì có thể họ rất nghèo về vật chất nhưng lại giàu có trong tình yêu!
Hay mỗi tờ mờ sáng, tôi được thấy những cái nắm tay của từng đôi vợ chồng đi tập thể dục. Họ mặc quần áo giống nhau và gọi nhau bằng “anh – em”, nghe rất ngọt ngào dù tuổi đã thập cổ lai hy. Họ đã cho tôi hiểu rằng tình yêu thì chẳng bao giờ có tuổi. Thật vậy… chợt nghĩ đám trẻ chúng tôi thời nay yêu có được như họ không hay chỉ cả thèm chóng chán? Yêu nhanh và quên cũng vội.
Ngày tháng về già của tôi sau này, chẳng biết có được nhiều cái nắm tay như thế không? Có những buổi đón đưa như người đàn ông kia đón vợ lúc đi làm về? Hoặc khi trái gió trở trời, biết có ai khoác lên người chiếc áo cho đỡ lạnh? Có hay không? Làm sao mà biết được. Muốn đạt được hạnh phúc và tình yêu như thế, tôi nghĩ đòi hỏi cả hai phải trải qua nhiều thử thách mà không phải ai cũng dễ dàng bước qua. Thế nên mới có chuyện kẻ ở người đi, chia ly và kết thúc.
Cuộc sống bây giờ đầy những lời gian dối, cả màn kịch mà người này phải diễn cho người kia, có khi chỉ vì ít tài sản vô thường mà người ta dễ dàng quên hết bao nhiêu ân tình, sớm tối có nhau. Thậm chí, sẵn sàng giết chết người mình chung chăn gối với lý do hết sức nhỏ nhen. Nghĩ mà xót xa…Ngày tháng về già của tôi sau này, chẳng biết có được nhiều cái nắm tay như thế không? Có những buổi đón đưa như người đàn ông kia đón vợ lúc đi làm về? Hoặc khi trái gió trở trời, biết có ai khoác lên người chiếc áo cho đỡ lạnh? Có hay không? Làm sao mà biết được. Muốn đạt được hạnh phúc và tình yêu như thế, tôi nghĩ đòi hỏi cả hai phải trải qua nhiều thử thách mà không phải ai cũng dễ dàng bước qua. Thế nên mới có chuyện kẻ ở người đi, chia ly và kết thúc.
Nhưng tôi vẫn tin rằng nếu giữ được nhiệt huyết say mê yêu thương như thuở ban đầu, biết hy sinh cho nhau, luôn nâng niu những kỷ niệm đẹp và tâm niệm rằng “lúc nào người cũng cần đến ta còn ta thì không thể sống thiếu người”. Có lẽ khi đó, nuớc mắt sẽ thôi rơi, đau khổ sẽ không còn nữa.
Làm sao lúc tuổi đã “xế chiều”, ngoảnh lại chẳng có điều gì làm ta nuối tiếc…
Cỏ Dại
( sưu tầm trên Internet )
Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011
CƯỜI MỘT CHÚT
Thánh Phêrô được Chúa giao cho giữ chìa khóa Thiên đàng. Sau khi chịu tử đạo, Ngài vui mừng hớn hở, tay cầm chìa khóa, tiến thẳng về Trời. Với dáng vẽ rất tự đắc, vừa đi, Ngài vừa nghĩ thầm rằng mình sẽ là người đầu tiên vào Thiên đàng.
Tuy nhiên, khi vừa mở cửa bước vào, thánh nhân rất đỗi ngạc nhiên vì thấy trong Thiên đàng đã có anh trộm lành, người xưa kia cùng chịu đóng đinh với Thầy mình.
- “Chìa khoá thì ta giữ. Làm sao nhà ngươi có thể vào được ?” – Thánh Phêrô hỏi.
- “Thưa Thánh nhân, đơn giản thôi, nghề của con mà !” – anh ta trả lời.
CHÚA CÔNG BÌNH
Một vị Cha xứ chẵng may gặp tai nạn trên đường đi,linh hồn Ngài bay thẵng về Thiên Đàng cùng với ông tài xế chiếc xe đó.
Thánh Phêrô đón tiếp ngay tận cổng và ưu ái mời người tài xế vô trước.Vị Cha xứ tỏ vẻ trách móc và nói" Con đã suốt đời phục vụ cho Chúa thế mà lại để cho người tài xế say xĩn chạy ẩu kia được vào nước Trời trước"
Thánh Phêrô trã lời " Ôi !Chúa công bình vô cùng ,Đấng soi xét mọi việc theo hiệu quả,khi con trên toà giãng thì phân nữa Nhà Thờ đều ngũ gục,còn người tài xế kia,khi đi trên xe của ông ta thì không có ai là không đọc kinh. "
CON VẸT
- “Thưa Thánh nhân, đơn giản thôi, nghề của con mà !” – anh ta trả lời.
CHÚA CÔNG BÌNH
Một vị Cha xứ chẵng may gặp tai nạn trên đường đi,linh hồn Ngài bay thẵng về Thiên Đàng cùng với ông tài xế chiếc xe đó.
Thánh Phêrô đón tiếp ngay tận cổng và ưu ái mời người tài xế vô trước.Vị Cha xứ tỏ vẻ trách móc và nói" Con đã suốt đời phục vụ cho Chúa thế mà lại để cho người tài xế say xĩn chạy ẩu kia được vào nước Trời trước"
Thánh Phêrô trã lời " Ôi !Chúa công bình vô cùng ,Đấng soi xét mọi việc theo hiệu quả,khi con trên toà giãng thì phân nữa Nhà Thờ đều ngũ gục,còn người tài xế kia,khi đi trên xe của ông ta thì không có ai là không đọc kinh. "
CON VẸT
Ở vùng nọ có mốt nuôi vẹt. Một phụ nữ phàn nàn với cha xứ:
- Thưa Cha, lũ vẹt cái nhà con chỉ biết nói mỗi một câu: “Hi, chúng em là dân chơi nè! Các anh có muốn vui vẻ không?”.
- Thật là tục tĩu! Ta sẽ giúp con việc này. Hai con vẹt Francis và Job của ta suốt ngày cầu nguyện và đọc Kinh . Hãy mang vẹt của con đến nhà ta. Chung một lồng với chúng, chắc chắn lũ vẹt của con sẽ được dạy dỗ về sự lễ độ và tôn kính.
Người phụ nữ mang hai con vẹt cái của bà ta đến nhà cha xứ. Thấy hai con vẹt đực đang cầm quyển kinh và lầm rầm cầu nguyện, bà ta liền thả hai con vẹt cái của bà vào với chúng. Các ả vẹt cái la lên:
- Hi, chúng em là dân chơi nè! Các anh có muốn vui vẻ không?
Yên lặng… Một con vẹt đực sững sờ buông rơi quyển Kinh, ngó qua bạn nó và thốt lên:
- Francis! Những lời cầu nguyện của chúng ta đã được ứng nhiệm rồi!
( Internet)CÁI LƯỠI
- Đại vương, bệnh này thật ra rất dễ trị, chỉ cần ngài uống được một bình sữa sư tử thì bệnh lành tức thời!
Quốc vương liền hạ chỉ, thông báo cho toàn dân trong nước, ai lấy được sữa sư tử đem đến hoàng cung dâng vua, sẽ được ban cho tước vị, đất đai và châu báu.
Có một chàng trai nọ rất thông minh, lanh lợi, lập tức vào rừng, tìm đến tận hang ổ sư tử dò la, rồi mỗi ngày đều mang một con dê tươi béo đến đặt trước cửa hang tặng sư tử. Trải qua thời gian lâu, chàng kết thân được với sư tử mẹ và trở thành bạn thiết. Cuối cùng, lấy được sữa sư tử một cách dễ dàng.
Có được “bảo bối” trong tay, chàng hớn hở đi ngay tới hoàng cung. Dọc đường, các giác quan chàng tranh nhau kể công loạn xị, ai cũng bảo mình có công nhất. Đầu tiên, chân lên tiếng:
- Lấy được sữa sư tử lần này, phải nói tất cả đều nhờ vào tôi! Nếu như không có tôi chạy tới chạy lui vất vả thì một giọt cũng đừng hòng thu được!
Mắt trợn trừng:
- Nói thế mà nghe lọt à? Nếu không có tôi quan sát thì đố anh thấy đường mà chạy, không có tôi thì anh biết động sư tử chỗ nào mà mò tới? Công tôi mới là công đầu! Hiểu chưa?
Tay xua lẹ:
- Các anh nói sai rồi! Nếu không có tôi, chả lẽ các anh dùng mắt dùng chân mà nặn sữa được ư? Rõ là không biết lý lẽ! Công tôi mới là nhất đây này!
Thế là cuộc cãi vã nổ ra dữ dội, ai cũng kể lể khoe công mình to nhất, cơ hồ như trận võ mồm chẳng thể nào kết thúc. Lưỡi chợt thét to lên, nhảy vào cuộc:
- Đừng ầm ĩ nữa! Các anh thử nghĩ kỹ xem, nếu không nhờ tôi thì bao nhiêu kỹ năng, tài nghệ của các anh đều hóa thành vô dụng!
- Lếu láo! Dám nói thế cơ à? Để “ông” dần một trận cho mi bỏ cái tật huênh hoang.
- Đúng là cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo! Mi thì làm được trò trống gì nào?
- Trong cái công trình lấy sữa sư tử này, từ đầu tới cuối mi có góp được tí tẹo công lao nào không, hử?
- Chỉ giỏi khoác lác, khoe khoang!
Lưỡi cô thế khó địch quần hùng, chỉ buông thõng một câu:
- Ai quan trọng thì lát nữa khắc biết! Tôi chẳng hơi đâu mà tranh cãi với các anh!
Nói xong lưỡi im ỉm, chẳng thèm xì ra nửa lời.
Chàng trai vào đến hoàng cung bái kiến quốc vương. Câu đầu tiên vua hỏi là:
- Đây có đúng là sữa sư tử không?
Lưỡi đáp liền:
- Không! Không phải! Đây là sữa… chó!
Quốc vương nghe nói, giận xung thiên. Tức tốc sai người mang chàng trai đi chém đầu ngay.
Trước giờ hành hình, các giác quan kêu khóc ầm ĩ. Lưỡi đắc ý nói:
- Giờ thì các anh đã rõ ai quan trọng, ai có giá rồi chứ?
BÀI HỌC ĐẠO LÝ:
Đọc câu chuyện ngụ ngôn này, ta sẽ thấy nực cười nếu như giác quan tranh công thiệt, vì chúng tuy khác nhau nhưng thuộc một tổng thể đồng nhất, không thể tách rời.
Xã hội, đất nước hay thế giới… đều là những tổng thể, mà tất cả chúng ta là các thành viên trong đó. Giống như dòng nước của con sông, mỗi nơi tuy có khác nhau, song vẫn chung cội nguồn, chung một dòng chảy. Nếu ta không giữ gìn, gây ô nhiễm thì hậu quả khó lường, không chỉ riêng ta hấp thụ dòng nước dơ mà còn gây ảnh hưởng lan rộng đến cộng đồng.
Cuộc sống chúng ta thường xuyên nương nhờ nhau. Cho dù là làm việc mưu sinh, song việc của người này lại cần thiết, giúp ích cho người kia. Ta viết lách, song lại cần hạt gạo của nông phu, vải của thợ dệt, y phục của thợ may. Con đường ta đi sạch, đẹp là nhờ người làm đường, nhờ công nhân vệ sinh v.v… tất cả là sự hỗ tương liên đới. Nếu ta hiểu và biết trân trọng sự tương quan này thì nhịp sống sẽ hài hòa tốt đẹp. Còn nếu ta tách riêng, cố khẳng định cái tài, cái hơn của mình thì chỉ là vô ích, chẳng khác nào giác quan tranh công.
Cái lưỡi đắc ý vì được tỏ rõ tài năng, giá trị đối với bạn bè, song khi bạn bị hại thì đời nó cũng tiêu. Mỗi cá nhân đều có tầm quan trọng và khả năng giúp ích riêng. Sự cống hiến tuy khác song giá trị tự lợi, lợi tha đồng nhất. Phật đã từng xác nhận “Tất cả chúng sinh đều bình đẳng”. Do vậy, mọi tính toán so đo đều làm tâm trí ta hẹp hòi và chuốc lấy thảm hại mà thôi.
Hạnh Đoan
( sưu tầm từ Internet)
Khi cùng chung lo một việc thì thân thiết nhau nhưng khi cùng thích một việc thì lại ghen ghét nhau
NGƯỜI CÓ ĐẠO
Biết ông là người có " máu mặt",chúng tôi hẹn gặp ông xin ông giúp chúng tôi một ít để mua chiếc hòm gổ rẻ tiền cho một cụ giáo dân nghèo khó trong Xứ vừa mới qua đời.Ông bảo " Tôi làm gì có tiền,bà xã cho vừa đủ xài trong ngày,tiền bạc bả giử hết.Nhưng các anh đừng đến nhà xin chi cho mắc công,chúng tôi chỉ ủng hộ những việc lớn thôi,như vừa mới mua bàn thờ cho Cha X,mua tượng Thánh cho Cha Y , chứ mấy việc " lôm côm " này chúng tôi không giúp đâu! "
Thôi thì...
Cầu xin Chúa soi xét và trã ơn cho gia đình ông bội hậu !
Có một anh giáo dân nọ thích xum xoe bên các Cha,các Thầy.Hể có Thánh Lể đồng tế nào đông Cha,lắm Thầy là anh ta có mặt,tin tức về các buổi lể ở đâu anh cũng biết để đến,cứ y như là ma xó !
Hôm Giáo Xứ kỷ niệm ngày thành lập,tôi đã thấy anh ta đến từ rất sớm,ăn mặt trang nhã đứng cúi đầu chào mọi người với một nét mặt hết sức ngây ngô và trẻ con.Khi các Cha vừa đến là anh vội vã đến bên từng người,anh vuốt sống áo Cha này,anh phủi vạt áo Cha kia,anh giúp các Ngài thay trang phục hành Lể.Các vị chức sắc trong Giáo Xứ đầu tiên cũng cảm thấy khó chịu nhưng sau đó nhận thấy anh ta vô hại và đang làm những việc đáng lẽ các vị phải làm nên thôi không nói gì thêm nữa !
Sau Thánh Lể,các Cha và một số giáo dân được mời ở lại để dự tiệc,tôi thấy anh ta ngoài hàng rào nhà Xứ,đứng nhìn vào với một ánh mắt thèm thuồng đến tội nghiệp.Tôi chặn một vị quyền chức trong Xứ lại và hỏi vì sao không cho anh ta vào dự trong khi chổ ăn và đồ ăn còn thừa mứa lênh láng như thế kia.Ông ta cười: " Ôi ! thằng đó nó khùng mà! "
Tôi đi về,trong lòng xót xa...
" Phúc cho những kẻ biết thương xót,vì họ sẽ được thương xót " (Mt 5,1-12a)
Thôi thì...
Cầu xin Chúa soi xét và trã ơn cho gia đình ông bội hậu !
Có một anh giáo dân nọ thích xum xoe bên các Cha,các Thầy.Hể có Thánh Lể đồng tế nào đông Cha,lắm Thầy là anh ta có mặt,tin tức về các buổi lể ở đâu anh cũng biết để đến,cứ y như là ma xó !
Hôm Giáo Xứ kỷ niệm ngày thành lập,tôi đã thấy anh ta đến từ rất sớm,ăn mặt trang nhã đứng cúi đầu chào mọi người với một nét mặt hết sức ngây ngô và trẻ con.Khi các Cha vừa đến là anh vội vã đến bên từng người,anh vuốt sống áo Cha này,anh phủi vạt áo Cha kia,anh giúp các Ngài thay trang phục hành Lể.Các vị chức sắc trong Giáo Xứ đầu tiên cũng cảm thấy khó chịu nhưng sau đó nhận thấy anh ta vô hại và đang làm những việc đáng lẽ các vị phải làm nên thôi không nói gì thêm nữa !
Sau Thánh Lể,các Cha và một số giáo dân được mời ở lại để dự tiệc,tôi thấy anh ta ngoài hàng rào nhà Xứ,đứng nhìn vào với một ánh mắt thèm thuồng đến tội nghiệp.Tôi chặn một vị quyền chức trong Xứ lại và hỏi vì sao không cho anh ta vào dự trong khi chổ ăn và đồ ăn còn thừa mứa lênh láng như thế kia.Ông ta cười: " Ôi ! thằng đó nó khùng mà! "
Tôi đi về,trong lòng xót xa...
" Phúc cho những kẻ biết thương xót,vì họ sẽ được thương xót " (Mt 5,1-12a)
Tôi đi theo các bà ra La Vang,miền đất Thánh thiêng liêng mà người giáo dân Công Giáo nào cũng muốn được đến một lần trong đời.Tuy không phải đến vào những ngày lể chính thức nhưng số lượng người đến viếng Mẹ La Vang cũng làm tôi kinh ngạc.Đông nhất là vào ban đêm,lúc khí trời mát mẻ,đoàn nơi này,đoàn nơi kia lần lượt tập trung lên khu vực tượng đài Mẹ để cầu xin khấn nguyện.Nhóm thì lần hạt,nhóm thì hát,nhóm đọc lời nguyện xin.Ai cũng nói to,hát to lên lời cầu nguyện như thể sợ Mẹ không nghe thấy được tiếng chúng ta trong muôn vàn âm thanh hỗn độn quanh Mẹ vậy !
Ngạc nhiên nhất là số lượng nước Thánh họ mang về để xử dụng.Người 10 lít,20 lít,kẻ 30 mươi lít,đem chất đầy dưới gầm xe.Tôi nói" Các bà sao mang nhiều thế?đây là nước Thánh,sao lại đem chất dưới gầm xe bẩn thỉu này và ngồi lên trên đó !Mang ít về để kỷ niệm thôi, dưới xứ mình cũng có mà ".Họ quay lại nhìn tôi như thể nhìn Giu-đa bán Chúa.
" Vậy mà nói mình là người có Đạo "
Chắc vậy !Có lẽ đức tin của tôi còn mõng dòn,học giáo lý chưa đủ để hiểu rằng Đức Mẹ mỗi nơi mỗi linh và nước Thánh mỗi nơi mỗi khác.
phuocluonghuu
Ngạc nhiên nhất là số lượng nước Thánh họ mang về để xử dụng.Người 10 lít,20 lít,kẻ 30 mươi lít,đem chất đầy dưới gầm xe.Tôi nói" Các bà sao mang nhiều thế?đây là nước Thánh,sao lại đem chất dưới gầm xe bẩn thỉu này và ngồi lên trên đó !Mang ít về để kỷ niệm thôi, dưới xứ mình cũng có mà ".Họ quay lại nhìn tôi như thể nhìn Giu-đa bán Chúa.
" Vậy mà nói mình là người có Đạo "
Chắc vậy !Có lẽ đức tin của tôi còn mõng dòn,học giáo lý chưa đủ để hiểu rằng Đức Mẹ mỗi nơi mỗi linh và nước Thánh mỗi nơi mỗi khác.
phuocluonghuu