ĐÂY CHỈ LÀ TRANG BLOG CÁ NHÂN,KHÔNG ĐẠI DIỆN CHO TÔN GIÁO HAY ĐOÀN THỂ NÀO.CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ VÀO XEM

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

ĐỨC MẸ MĂNG ĐEN-KONTUM

 Tượng Đức Mẹ Fatima tại Măng Đen (còn được là Tượng Đức Mẹ Măng Đen hay Đức Mẹ cụt tay) là một di tích, điểm hành hương Công giáo của Giáo phận Kon Tum, tọa lạc ở thôn Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum, Cạnh Quốc lộ 24, cách thành phố Kon Tum 53 km về phía Đông Bắc.

 Năm 2002, huyện Kon Plông mới được hình thành từ việc chia tách huyện Kon Plông cũ thành huyện Kon Plông mới và huyện Kon Rẫy. Huyện lỵ Kon Plông mới được đặt tạiMăng Đen. Tuyến Quốc lộ 24 cũng được dự định mở rộng kéo dài để dùng làm tuyến giao thông chính băng qua địa bàn huyện và nối đến tận huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2004, khi bắt đầu thi công tuyến đường này, những người làm đường khi thấy bản thiết kế vô tình đi qua vị trí tượng này đã điều chỉnh tuyến đường để tránh xâm hại đến bức tượng. Trong số những người làm đường có một tín đồ Công giáo tên Hoàng đã bỏ công phục chế phần đầu và đôi tay. Phần đầu được phục chế với gương mặt không còn giống các phiên bản tượng Đức Mẹ Fatima thông thường nữa, nhưng mang dáng dấp phụ nữ Tây Nguyên Việt Nam. Tuy nhiên, không rõ vì sao đôi tay không thể phục chế được. Đôi tay sau khi phục chế đã bị rơi xuống dưới chân tượng. Vì vậy tượng vẫn mang hình dáng cụt tay cho đến ngày nay. Theo linh mục Phi Khanh Vương Hoàng Khởi, dẫn tư liệu do Tòa Giám mục Kon Tum cung cấp, thì Linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn đã "tìm được một phần bàn tay và một phần đốt tay trỏ của tượng Mẹ" ngày 28 tháng 12 năm 2006, hiện đang được cất giữ tại Tòa Giám mục Kon Tum. Có lẽ đây chính là phần còn lại của đôi tay được phục chế.


 Theo tài liệu của Tòa Giám mục Kon Tum, và tường trình của linh mục Giuse Nguyễn Minh Kông (còn được viết là "Công") thì đây là bức tượng được tạc theo tượng Đức Mẹ Fatima do linh mục Tôma Lê Thành Ánh tặng. Bức tượng này được linh mục Kông mang lên tiền đồn Măng Đen bằng trực thăng (ngày nay vẫn còn dấu tích một sân bay dã chiến rất rõ, cách vị trí tượng khoảng 2 km). Tượng được dựng trên một trụ đài đơn sơ như hiện nay vào giữa năm 1971. Năm 1974, do hỏa lực chiến tranh Việt Nam, tiền đồn Măng Đen bị triệt bỏ, bức tượng cũng bị hư hỏng ít nhiều và bị bỏ phế sâu trong rừng rậm.
 Mãi đến cuối tháng 8 năm 2006, một tín đồ Công giáo tên Lâm khi đi qua đây, vô tình được nghe kể lại nên đã tìm đến xác nhận bức tượng và thông báo sự hiện hữu của bức tượng cho Tòa Giám mục Kon Tum. Ngày 28 tháng 12 năm 2006, một phái đoàn tôn giáo do Giám mục Kon Tum Micae Hoàng Đức Oanh dẫn đầu đã lên viếng bức tượng. Một năm sau, ngày 9 tháng 12 năm 2007, Giám mục Hoàng Đức Oanh cùng các linh mục, tu sĩ, và hơn 2.000 thường dân đã tổ chức dâng thánh lễ long trọng kính Đức Mẹ tại đây. Từ đó, nơi đây trở thành một nơi hành hương của các giáo dân vùng Tây Nguyên và ngày 9 tháng 12 hàng năm trở thành ngày Ngày Hành hương Đức Mẹ Măng Đen của Giáo Phận Kon Tum .

Tượng Đức Mẹ Măng Đen được làm bằng bê tông cốt thép, cao khoảng 1 mét. Tượng được đặt trên một bệ tượng làm bằng xi măng kết với các đá cuội tự nhiên. Phần thân tượng mang điểm hình dáng dấp của tượng Đức Mẹ Fatima, nhưng phần đầu được phục chế lại mang khá nhiều hình dáng phụ nữ vùng Tây Nguyên Việt Nam. Phần tay tuy được phục chế nhiều lần, nhưng về sau được giữ nguyên hình dáng tay cụt. Nhiều giáo dân cho rằng với hình dáng cụt tay như trên, làm liên tưởng đến hình tượng Đức Mẹ phù hộ cho con người bất hạnh mắc các bệnh như; phong cùiHIV/AIDS... Giữa khung cảnh rừng núi mênh mông, thâm u, xung quanh là rất nhiều hoa và những dãy ghế đá, với những tấm biển "Tạ ơn Đức Mẹ" được những người giáo dân mang đến, bức tượng hiện lên với đầy vẻ linh thiêng, huyền bí...
 Từ năm 2007, nhiều giáo dân đã lên cầu nguyện tại đây, hình thành một điểm hành hương tôn giáo tại Măng Đen. Hàng trăm chiếc ghế đá và dưới bệ tượng xếp hàng trăm chiếc bảng đá nhỏ khắc chữ tạ ơn của các tín đồ cầu mong sự linh ứng. Ngày nghỉ có cả những đoàn người hành hương từ nơi xa đến chiêm ngưỡng, lễ bái, có người là tín đồ Thiên chúa giáo nhưng cũng nhiều người đến chỉ cốt cầu xin tài lộc, con cái v.v…


 Nhìn thấy mà xót xa...
 Những tấm biển TẠ ƠN bị vất bừa bãi dưới đất vì chưa có được một nơi trang trọng nào để gắn lên


 Đức Mẹ đã ban cho mở quán cơm...? Thật không thể hiểu được !!!
 Lòng thành kính với Đức Mẹ được thể hiện một cách chân thành


 Đoàn đi viếng Đức Mẹ Măng Đen



Ngay đây có một cửa hàng chuyên bán đồ lưu niệm về Đức Mẹ Măng Đen và những đặc sản từ rừng núi tại địa phương như nấm linh chi đỏ,tiêu rừng,gạo rẩy,thổ cẩm v.v....



  Một khu du lịch sinh thái được mệnh danh Đà Lạt thứ hai được xây dựng cách tượng Măng Đen2 km, cạnh sân bay Măng Đen cũ. Đồng thời, một trung tâm hành hương và du lịch tôn giáo cũng được quy hoạch xây dựng tại khu vực đặt tượng, với diện tích rộng trên 20 ha.
 Nhưng hiện nay hầu hết đều bỏ hoang vì không có người ở




Rời Măng Đen,chúng tôi trở lại Thành Phố KonTum

 Đoạn đường đèo rất quanh co và hiểm trở




Đường vào nhà Cha Phan Sinh Bưu ( bài kế )

Hình ảnh : Lương Hữu Phước
Tư liệu : trích từ Wikipedia

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

NHÀ THỜ GỖ KONTUM

 Nhà thờ chính tòa Kon Tum hay còn được gọi là nhà thờ Gỗ, là một nhà thờ Giáo hội Công giáo nằm ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1913 do các linh mục người Pháp khởi xướng, hiện nay dùng làm nhà thờ chính tòa, nơi đặt ngai tòa của vị giám mục giáo phận Kon Tum.
Nhà thờ này theo kiến trúc Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na - sự kết hợp giữa phong cách châu Âuvà nét văn hóa của Tây Nguyên Việt Nam.
Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là gỗ cà chít. Các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng kiểu vữa trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống ở miền Trung Việt Nam.
Ngoài ra trong khuôn viên nhà thờ còn trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, các cơ sở may, dệt thổ cẩm, cô nhi viện.(Wikipedia)

 Vị Giám Mục đầu tiên tại Kontum-Đức Cha Martial Jannin Phước 




 Thánh Lễ sáng trong Nhà Thờ Gỗ




 Các phụ nữ dân tộc BaNa (Bahnar) khoác những khăn choàng trắng rất lịch sự trang nhã khi đến nơi tôn nghiêm



 Hội kiến Đức Cha PhêRô Trần Thanh Chung (90 tuổi) nguyên Giám Mục Giáo Phận KonTum,nay Ngài đã nghĩ hưu
 Trong dịp may được hội kiếđặc biệt này còn có cả Cha Phanxico Phan Sinh Bưu,Cha phó Nhà Thờ Gỗ KonTum


 Cha Phanxico Phan Sinh Bưu

 Tạm biệt ngôi Nhà Thờ Gỗ KonTum,một di tích lịch sử quan trọng của Đạo Công Giáo trên con đường truyền giáo đến  miền cao nguyên xa xôi

Blogger Lương Hữu Phước
Tạm biệt KonTum với cà phê rất ngon

Tạm biệt người dân tộc BaNa (Bahnar) hiền lành
 Tạm biệt những cháu gái KonTum đang trên đường tới trường

Tạm biệt những công dân nhỏ đáng yêu
Tạm biệt phố núi cao,phố núi mù sương....

 Và cũng xin gởi lời cảm ơn đặc biệt đến các Soeur,các chị Hội Dòng Ảnh Phép Lạ đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong thời gian lưu trú tại Thành Phố KonTum thân thương này






Hình ảnh và lời bình : Lương Hữu Phước
HÌNH ẢNH XƯA
 Lễ phong chức Đức Cha Martial Jannin,Phước

 Đức Cha Martial Jannin-Phước 
 Chiếc xe hơi lúc sinh thời Ngài xữ dụng
 Trường Kuênot
Tòa Giám Mục KonTum 1967-1969

Những hình ảnh xưa trên đây trích từ: