Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

CHIÊM NGƯỠNG "DUNG NHAN" THẬT SỰ CỦA CHÚA KI-TÔ

Các nhà nghiên cứu vẫn đang mải miết đi tìm hình ảnh "thật" về Chúa Jesus.

Hình ảnh Chúa Jesus không còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại nhiều tranh cãi xoay quanh chân dung thực sự, màu da của Ngài. Mới đây, Megyn Kelly - người phụ trách Fox News đã gây xôn xao khi công bố rằng, có cơ sở xác nhận Ngài là người da trắng. Liệu đó có phải là hình ảnh "thật" nhất về Chúa Jesus? 

Tuy vậy, con người vẫn không ngừng nghiên cứu để tìm ra được những tài liệu, chứng cứ khoa học nhằm hiểu hơn về Ngài. Hãy cùng Discovery News điểm lại những khắc họa nổi bật nhất về Chúa Jesus mà con người đã tìm được trong nhiều thế kỷ qua.
Vào năm 235, con người tìm thấy tranh vẽ khắc trên tường Nhà thờ Dura Europos và nhận định đây là một trong những khắc họa sớm nhất về Chúa Jesus. Bức họa có tên "Healing of the Paralytic", mô tả Chúa Jesus khi còn trẻ với khuôn mặt không có râu, sở hữu mái tóc ngắn và xoăn, mặc áo dài ngang thắt lưng còn chân đi dép quai hậu. Trong hình, Ngài đang giúp một người đàn ông tàn tật hàn gắn những đau đớn về cả thể xác và tâm hồn.
Vào thế kỷ thứ IV, nhiều người biết đến bức chân dung khắc họa Chúa Jesus với bộ tóc dài và khuôn mặt để râu. Lấy cảm hứng từ các vị thần Hy Lạp và La Mã cổ đại, tác phẩm của Marcellinus và Peter là một trong những phiên bản Chúa Jesus khi trưởng thành được nhiều người biết tới nhất. 
Tới thế kỷ thứ V, bức khảm “The Good Shepherd” được tìm thấy trong lăng mộ Galla Placidia tái hiện hình ảnh Chúa Jesus mang đậm sắc thái của người La Mã cổ đại. Một lần nữa Ngài xuất hiện với khuôn mặt không để râu nhưng đặc biệt hơn với vầng hào quang sau lưng còn phục trang mang màu sắc vương giả.
Tuy nhiên, bức khảm tìm thấy tại nhà thờ Hagia Sophia vào thế kỷ thứ VI lại cho thấy hình ảnh Chúa Jesus khi mới lọt lòng được Đức Mẹ Đồng Trinh ẵm. Vây quanh là các hoàng đế La Mã cổ đại đang dâng lên Ngài thành phố Instanbul.
Hình ảnh Chúa Jesus bị đóng đinh cùng hai tên cướp đã được tìm thấy trong những bức hình minh họa ở cuốn Rabbula Gospels vào thế kỷ thứ VI.
Trong khi đó, nhiều người theo đạo Cơ đốc tin rằng, Shroud of Turin chính là tấm vải phủ lên mặt của Ngài khi được chôn cất sau khi bị đóng đinh. Phương thức thử nghiệm phóng xạ tiến hành vào năm 1988 đã cho kết luận, tấm vải liệm được dệt vào thời Trung cổ. Tuy nhiên, có nhiều nghi vấn dấy lên rằng đây không phải là tấm vải gốc. 
Có rất nhiều chuyên gia tranh cãi về diện mạo thực sự của Chúa Jesus. Có người cho rằng, Ngài trông rất giản dị, giống như những mô tả của Kinh thánh; không ít người khác tin, Ngài mang vẻ đẹp rực rỡ. 
Phải tới thời kỳ Phục Hưng, những tranh cãi trên mới chấm dứt khi hình ảnh Chúa Jesus cao lớn hơn, vạm vỡ, có tính “thẩm mỹ” hơn được đưa ra và nhiều người đón nhận.
Cùng với sự phổ biến của đạo Cơ đốc, người theo Đạo đã tự tạo ra các công trình phản ánh hình ảnh của Chúa Jesus theo tín ngưỡng riêng của họ. Một trong số đó là bức tượng Christ the Redeemer. 
Cao 40m, được xây từ bê-tông và đá soapstone, bức tượng Christ the Redeemer (bức tượng Chúa Cứu Thế) nằm trên đỉnh núi Corcovado tại Rio de Janeiro (Brazil) được coi là biểu tượng đạo Cơ đốc của thế giới mới.
Vào năm 2001, chương trình có tên gọi "Son of God" của đài BBC đã tái hiện lại khuôn mặt của Chúa Jesus bằng cách sử dụng công nghệ khoa học hiện đại, Cuối cùng, họ tìm ra hình ảnh của Ngài với nước da sẫm màu, mặt để râu và mái tóc cắt ngắn.
Những hình ảnh mới nhất về Chúa Jesus bên cạnh các Tông đồ đã được tìm thấy tại hầm mộ của Thánh Tecla, gần giáo đường Thiên Chúa giáo của Thánh Paul tại Rome vào năm 2010. 
Trong hình, Ngài và 12 Tông đồ của mình đều để râu. Theo báo cáo của Reuters, những bức tranh trên tường chính là nền tảng cho các bức chân dung về sau khắc họa Chúa Jesus và Tông đồ của Ngài.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Discovery News, Reuters, BBC, Wikipedia...

Xem thêm : Tượng Đài Chúa Ki-Tô Vua tại núi Tao Phùng-Vũng Tàu



( Nguồn: kenh14.vn )

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

THIỆP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH CỦA GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

Theo nhận định chung thì không có gì đơn giản hơn bằng tấm tấm thiệp đơn sơ để gửi đi chúc mừng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào dịp lễ Giáng Sinh 2013. Thật đơn sơ giống như phong cách con người thật của Ngài vậy.
Bên trong tấm thiệp in hình hang đá trắng đen của họa sĩ Giorgio Ghisi (1520-1582), phía bên trái là dấu hiệu Giáo Hoàng và ghi hàng chữ Latinh từ Phúc Âm Gioan: "Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người" (Ga 1:9). Bên dưới là chữ ký Phanxicô. Và dòng cuối cùng ghi hàng chữ nhỏ Latinh: Giáng Sinh 2013.
Nguồn: conggiao.info
Hang Bê Lem trong Đền Thờ Thánh Phê-Rô ( Roma ).Trong ảnh chúng ta thấy có hình con gà (con gà là biểu tượng của Thánh Phê-Rô )


Chúa Hài đồng Giêsu tại hang đá Vatican (do Giáo hoàng Phanxicô đặt vào đêm 24/12/2013) với lời cầu chúc Bình an cho mọi người thiện tâm.
VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI,BẰNG AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM
ĐƯƠNG KIM GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
CỰU GIÁO HOÀNG BENECDICT
Chúng ta nhìn thấy gì ?

VŨNG TÀU MƯA...GIÁNG SINH BUỒN !

Chiều tối ngày 24/12 trời đã lất phất mưa,báo hiệu thời tiết cho đêm Chúa Giáng Sinh năm nay có vẻ như xấu đi...
Tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu,giáo dân đến dự Lễ rất đông,một phần vì cảnh trí năm nay lạ mắt nên thu hút mọi người và giờ cử hành Thánh Lễ Giáng Sinh tại nơi đây cũng sớm hơn những nơi khác : 19 h.
Thánh Lễ hết sớm nên sẽ có thời gian đi đến tham dự những niềm vui khác trong đêm hôm nay



Ngoài trời mưa bắt đầu nặng hạt và trỡ nên tầm tã khi Thánh Lễ vừa chấm dứt...Mọi người ra về trong cơn mưa và lạnh,mình cũng vội vàng dấu máy ảnh vào trong xe.Thế là hết mọi hy vọng ghi thêm hình ảnh những niềm vui trong đêm Chúa Giáng Sinh năm nay.
Nhà Thờ Vũng Tàu trong cơn mưa ( ảnh:ThèmVT ).
( ảnh : Nguyễn Hoàng Hào )
( ảnh Nguyễn Hoàng Hào )
Nhà Thờ Chánh Toà Bà Rịa trước cơn mưa ( ảnh:ThèmVT )
Mọi người đều rất ngỡ ngàng về cơn mưa ngay trong Đêm Giáng Sinh.Có người còn nói rằng đây là lần đầu tiên trong đời  họ mới nhìn thấy.Riêng mình thì đây là lần thứ hai,lần thứ nhất mình đi  dưới cơn mưa tầm tã đến tham dự Thánh Lễ Giáng Sinh tại Nhà Thờ Chính Toà Đà Nẵng vào năm...1974 !
Nhà Thờ Chánh Toà Bà Rịa ( ảnh ThèmVT )

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

ĐIỀU BÍ MẬT ĐÃ ĐƯỢC...SÁNG TỎ

Trước những hiện vật được trình bày ra một cách lộn xộn không thể hiểu được tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu trong mùa Giáng Sinh năm nay,ai cũng thắc mắc và khi muốn hỏi cho cạn nguồn cặn kẻ thì được trã lời một cách đầy ẩn ý : " cứ chờ đến tối....hôm đó "
Thôi thì...chờ đến tối hôm đó !
 Màn đêm buông xuống,khu vực Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu bỗng sáng rực lên một màu xanh kỳ ảo
 Những chiếc hộp cây kỳ bí ban ngày,ban đêm cùng phóng ra những luồng ánh sáng xanh khắp nơi

 Thiên Chúa Hài Đồng ngập tràn trong ánh sáng








 Mẹ Thiên Chúa nổi bật lên giữa màn đêm
 Có một sự sắp xếp hợp lý giữa những ánh đèn khiến những biểu tượng được nổi bật...
 Thật tuyệt vời cho Mùa Giáng Sinh năm nay ! và chỉ có thể nói thế !








CHÚC GIÁNG SINH VUI VẺ
Ảnh : Lương Hữu Phước