Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

CHIA SẺ LỜI CHÚA


1. Lời Chúa:
"Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ" (Lc 5, 37)
2. Suy niệm : Người Pharisêu và các kinh sư chất vấn Đức Giêsu về việc ăn chay. Vì đó là chuẩn mực đạo đức của người Do Thái, mà Đức Giêsu là một tôn sư lại không bắt các đệ tử làm theo. Đức Giêsu so sánh việc đó như xé áo mới để vá áo cũ, đổ rượu mới vào bầu da cũ, không ích lợi mà còn có hại. Người ta sẽ nên công chính nhờ đức tin chứ không phải lề luật. Khốn cho những kẻ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo, làm cho bề ngoài khắc khổ để người ta khen mình đạo đức. Kitô hữu là người theo Đức Giêsu, thì nên tin và sống theo Đức Giêsu đã sống, nghĩa là: "Sống yêu thương để chết được yêu thương".
3. Sống Lời Chúa: Đừng để mình bị mê hoặc bởi những hình thức phô trương đạo đức, tránh xa những kẻ giả hình, khi cầu nguyện hãy vào phòng đóng cửa lại.
4. Cầu nguyện : Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết sống quảng đại, yêu thương tha nhân hơn yêu chính con
( INDIANA )
Cuộc sống quanh ta :
Có một người bạn vừa quyết định không đến Nhà Thờ nữa vì anh ta cho rằng nơi đấy đầy rẩy những kẻ giả hình.Anh ta quên rằng vấn đề này đã có từ thời Chúa GiêSu còn tại thế và không ít lần Chúa " nặng lời " với những người như vậy.
Trong chốn tôn nghiêm ấy vẫn còn có Chúa mà ! và Ngài thấy rỏ điều đó còn hơn chúng ta.Chẵng vì mấy hạt sạn trên nền gạch mà chúng ta cho rằng nơi đó toàn là đá cuội !
Giáo lý dạy chúng ta tin Chúa chứ không bắt buộc chúng ta phải tin người " đạo Chúa ".Thôi thì ít ra bọn người Pharisêu và những kẻ kinh sư ở Đền Thánh cũng thắp cho Thiên Chúa được vài nén hương.Còn họ làm gì?nghĩ gì?chuyện đó Thiên Chúa hiễu rỏ,hãy để cho Ngài phán xét.
Và chúng ta đã đi đến Nhà Thờ gần 60 năm nay thì xin cứ...tiếp tục !
( MichelLuong )

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

KHÁM PHÁ QUANH NGÔI NHÀ ĐỨC MẸ ĐỒNG TRINH

(VTC News) - Người ta tin rằng Đức Mẹ Đồng Trinh Maria đã sống những ngày cuối đời tại một ngôi nhà nhỏ gần thành phố cổ Ephesus, phía Tây Nam của Thổ Nhĩ Kỳ. 
Ngôi nhà này sau đó trở nên rất linh thiêng, thậm chí là có quyền năng giúp người ta hoàn thành ước nguyện.Câu chuyện bắt đầu từ những truyền thuyết về việc Đức Mẹ Đồng Trinh Maria cùng với gia đình đã chuyển đến sinh sống tại khu vực ngoại vi của một thành phố lớn trong những năm cuối đời. Dựa vào những đặc điểm được mô tả của thành phố trong truyền thuyết, người ta đoán rằng đó chính là thành cổ Ephesus, dù không có bất cứ tài liệu nào ghi chép về điều này.Những lời đồn đoán càng rộ lên vào đầu thế kỷ 19 với sự kiện một nữ tu sỹ tên là Anna Katherina Emmerich (1774-1820) sống lại sau cơn thập tử nhất sinh và kể về những điều huyền bí.Năm 1811, nữ tu sỹ Emmerich, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho Thiên Chúa, ốm liệt giường trong một tu viện nhỏ ở Đức. Giữa cơn mê sảng, bà bắt đầu nghe thấy những tiếng nói, những hình ảnh vừa xa xăm lại vừa sống động. Những câu chuyện kể rất chi tiết về cuộc đời của Chúa Jesus, Đức Mẹ Đồng Trinh Maria và chuyến di cư của Người từ hàng ngàn năm trước.Người ta kể lại rằng lúc đó nữ tu sỹ đã cực kỳ ốm yếu. Bà nằm trên giường cầu nguyện với hai cánh tay giang rộng. Rồi đột nhiên bà lên cơn sốt và co giật, sắc mặt đỏ gay. Ngay sau đó, một luồng ánh sáng từ trên cao chiếu xuống cơ thể bà. Khi nó rọi đến hai bàn tay của người tu sỹ, bàn tay bà chợt dính đầy máu như thể vừa bị đóng bằng đinh câu rút.
Ngôi nhà của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria ở gần thành phố cổ Ephesus, phía Tây Nam đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. 
Những người chứng kiến đã cực kỳ kinh ngạc và sợ hãi. Cứ y như là Emmerich vừa nếm trải nỗi đau bị hành xác của chúa Jesus. Các bác sỹ cũng không thể giải thích được bằng y học.Người nữ tu sỹ sau đó đã hồi tỉnh lại, tuy vẫn nằm liệt giường nhưng tinh thần lại sáng suốt lạ kỳ. Bà bắt đầu kể những câu chuyện về Đức Mẹ Đồng Trinh mà bản thân vừa trải nghiệm. Những câu chuyện được một nhà văn có tên là Clemens Brentano ghi lại, trước khi Emmerich mất ý thức hoàn toàn chỉ sau đó vài tháng. Bà mất tại tu viện vào năm 1820.Emmerich đã nhìn thấy rõ ràng cảnh Đức Mẹ Đồng Trinh Maria rời khỏi Jerusalem cùng với thánh John trước khi những cuộc vây bắt tín đồ Thiên Chúa Giáo trở nên tồi tệ. Họ đã đến Ephesus.Người nữ tu sỹ ốm yếu cũng trông thấy ngôi nhà mà gia đình Đức Mẹ Đồng Trinh sinh sống: một ngôi nhà bằng đá do Thánh John tự tay xây dựng. Ngôi nhà khá nhỏ nằm trên đỉnh một ngọn đồi, hình chữ nhật và có hàng rào bao quanh. Trong ngôi nhà cũng có một căn buồng nhỏ nằm kề bên khe suối. Giữa căn buồng còn có lò sưởi. Đây chính là nơi mà Đức Mẹ nghỉ ngơi và sinh hoạt hằng ngày.Theo những gì mà Emmerich kể lại, sau khi sinh sống tại vùng đất mới được chừng 3 năm, Mẹ Maria ngày càng tha thiết muốn trở về quê nhà ở Jerusalem, do đó mà Thánh John và Thánh Peter đã đưa bà quay trở lại.Chuyến hành hương vất vả đã khiến cho Đức Mẹ trở nên ốm yếu. Bà gầy xọp đi nhanh chóng và tất cả mọi người đều cho rằng sẽ không thể nào qua khỏi. Họ bắt đầu chuẩn bị một ngôi mộ cho bà.Thế nhưng khi ngôi mộ được hoàn thành thì cũng chính là lúc Đức Mẹ dần dần hồi phục. Bà quyết định lại chuyển đến Ephesus. Cuộc hành trình, một lần nữa, lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của Người. Đức Mẹ Đồng Trinh Maria cuối cùng đã chết tại ngôi nhà mới, lúc đó bà 64 tuổi.Các vị Thánh tông đồ đã tiến hành khâm liệm và làm lễ tang cho bà. Họ quàn thi thể Đức Mẹ vào một cỗ quan tài được chuẩn bị đặc biệt, sau đó đem quan tài đặt trong một hang động cách ngôi nhà chừng vài cây số.Emmerich thậm chí còn trông thấy cảnh Thánh Thomas khóc thảm thiết vì không thể đến kịp đám tang. Những tông đồ khác chứng kiến Thomas quá đau buồn đã phải để cho ông trực tiếp vào trong hang mộ hành lễ.
Gian giữa ngôi nhà với ban thờ và tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. 
Nữ tu sỹ kể lại: “Khi đến trước cửa hang, mọi người đều phủ phục xuống. Thomas và các tín hữu nôn nóng tiến về phía cửa. Thánh John theo sau họ. Hai vị tông đồ vạch những bụi cây chắn lối vào hang và quỳ xuống. Thánh John đến bên quan tài và mở nắp. Trong sự kinh ngạc của mọi người, tấm vải liệm vẫn y nguyên nhưng thi hài của Đức Mẹ không còn!”.Sau sự kiện huyền bí đó, miệng hang quàn thi hài của Đức Mẹ được bít lại vĩnh viễn, còn ngôi nhà nhỏ trở thành nhà nguyện của các tông đồ.Những câu chuyện của Emmerich sau đó đã được nhà văn Brentano viết lại thành cuốn sách nổi tiếng “Cuộc đời của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria” xuất bản vào giữa thế kỷ 19. Tuy nhiên vào thời điểm đó vẫn chưa ai có thể xác định được ngôi nhà của Đức Mẹ còn tồn tại hay không.Năm 1881, một mục sư người Pháp tên là Julien Gouyet, sau khi đọc sách của Brentano đã quyết định đi đến khu vực thành phố Cổ Ephesus để tìm hiểu về những điều được kể trong câu chuyện. Ông đã gặp Tổng giám mục đương thời của địa phương là Monseigneur Timoni để trình bày ý tưởng và được vị này cho người giúp đỡ.Sau một thời gian dài nỗ lực tìm kiếm không biết mệt mỏi, cuối cùng Gouyet đã tìm thấy một ngôi nhà cổ mà ông tin rằng nó từng là nơi sinh sống của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Ngôi nhà nằm trên một ngọn núi nhìn ra biển Aegean và những tàn tích của thành cổ Ephesus.Gouyet hào hứng gửi các báo cáo liên quan lên Tòa Giám mục Paris và thậm chí là đến Rome. Tuy nhiên, trái với sự mong đợi và kỳ vọng, công trình của ông đã không nhận được sự chú ý và quan tâm nào đáng kể.
Gian buồng nhỏ bên cạnh được cho là nơi Đức mẹ từng nghĩ ngơi,sinh hoạt
Mãi cho đến mười năm sau, vào năm 1891, hai vị linh mục khác là Cha Poulin và Cha Jung đọc được những tài liệu liên quan đến cái chết của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria tại Ephesus. Họ quyết định thành lập một nhóm nghiên cứu dưới sự bảo trợ của nữ tu sỹ Marie de Mandat-Grancey để xem xét lại địa điểm mà Gouyet đã nêu.Dựa vào những ghi chép mà Gouyet để lại, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy dấu tích của ngôi nhà vào ngày 29/7/1891. Tình trạng của ngôi nhà lúc đó chỉ còn lại những bức tường bằng đá rêu phong, phần mái đã bị hủy hoại hoàn toàn. Tuy nhiên, giữa những đống đổ nát, họ tìm thấy một bức tượng Đức Mẹ vẫn đứng với một bàn tay bị vỡ.Không một nơi nào khác trong khu vực có cảnh quan phù hợp với những mô tả trong truyền thuyết như vậy. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu cũng được biết rằng phế tích vừa tìm thấy đã được người dân địa phương tôn kính từ thế hệ này sang thế hệ khác. Họ gọi ngôi nhà này là Panaya Kapulu, nghĩa là “ô cửa đến với Đức Mẹ Đồng Trinh”.Báo cáo của nhóm nghiên cứu bắt đầu được giới chức Nhà thờ chú ý. Họ tiếp tục tiến hành các nghiên cứu mang tính khoa học. Vị tổng giám mục của Izmir là Monseignor thậm chí còn tổ chức hẳn một nhóm gồm bảy linh mục và năm chuyên gia để ghi chép lại và cho ra đời cuốn sách “Lịch sử của Panaya Kaplu” vào tháng 12/1892.Thời gian sau đó, nữ tu sỹ Marie de Mandat-Grancey, người bảo trợ cho nhóm nghiên cứu và cũng rất tin tưởng vào câu chuyện, đã bỏ rất nhiều công sức để có được quyền quản lý khu di tích. Bà cũng nỗ lực hết mình để có thể trùng tu và phục dựng lại những ngôi nhà và các công trình khác.
“Bức tường ước”, nơi khách hành hương ghi những điều mong muốn của mình rồi treo lên để hy vọng Đức Mẹ ban phước tác thành. 
Quần thể di tích được phục dựng hoàn tất vào năm 1894. Mẹ Marie được ghi nhận là người sáng lập, bà quản lý khu di tích này cho đến khi mất vào năm 1915.Ngày nay, Nhà của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria trở thành một địa điểm hành hương linh thiêng đối với giáo đồ Đạo Thiên Chúa. Ngôi nhà được phục dựng dựa trên những bức tường bằng đá cổ, trở thành một nhà nguyện linh thiêng.Chính giữa, ngay lối vào nhà nguyện là căn phòng lớn nhất với ban thờ và tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Phía bên phải là một căn phòng nhỏ được cho là nơi mà Đức Mẹ đã từng nằm nghỉ. Dòng nước mà Người từng rửa ráy nay được sử dụng cho một đài phu nước bên ngoài.Đáng chú ý hơn cả chính là “Bức tường ước” nằm ngay bên ngoài nhà nguyện. Khách hành hương có thể ghi những điều mong muốn vào giấy hay là một mảnh vải sạch rồi treo lên bức tường. Người ta tin rằng quyền năng của Đức Mẹ có thể giúp họ hoàn thành điều ước.Ngoài ra họ cũng rất tin tưởng rằng việc uống nước lấy từ những suối khe trong khu vực, nơi mà Đức Mẹ Đồng Trinh sử dụng từ hàng ngàn năm trước, có tác dụng điều trị bệnh thần kỳ, hay chí ít cũng mang lại sức khỏe cho bản thân.Giáo Hội Công giáo Roma chưa bao giờ tuyên bố về tính xác thực của khu di tích do chưa có chứng cứ khoa học nào đáng kể. Tuy nhiên có thể thấy họ cũng coi trọng Nhà của Đức Mẹ Đồng Trinh không kém gì các tín đồ mà bằng chứng là rất nhiều những cuộc hành hương thăm viếng của các vị Giáo Hoàng.Chuyến thăm đầu tiên là của Giáo Hoàng Leo XIII vào năm 1896, chỉ 2 năm sau khi nơi này được trùng tu. Tiếp đó là lần lượt các cuộc hành hương ban phước của Giáo Hoàng Pius XII (1951), Giáo Hoàng Paul VI (1967), Giáo Hoàng John Paul II (1979) hay gần đây nhất là Giáo Hoàng Benedict XVI vào ngày 29/11/2006.Câu chuyện về Ngôi nhà của Đức Mẹ Đồng Trinh hiện vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi, và có lẽ cũng chẳng ai giám chắc rằng là đúng hay sai. Tuy nhiên, giữa một thế giới hiện đại ngày càng rối ren phức tạp, sự hiện diện của nơi đây vẫn có thể giúp cho con người ta nhớ về những điều thánh thiện và trong sáng nhất. Điều đó thiết nghĩ còn có giá trị hơn rất nhiều so với những sự đúng - sai!

Thái Hồ

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

TIN TỨC....MÌNH

Blog NGƯỜI GIÁO DÂN vừa nhận được tin các anh em Thừa Tác Viên bị ngưng nhiệm vụ một cách bất thình lình mà không hề được báo trước dù chỉ một câu ngắn gọn.Sự việc bắt đầu vào Thánh Lễ chiều ngày Thứ Bảy ( 19/10 ) trước khi các anh vào phục vụ như thường lệ.Kể từ hôm nay các Soeur dòng Saint Paul sẽ đảm trách việc này.Rồi đây không rỏ các anh em sẽ phải nói với gia đình và người thân như thế nào về lý do bất ngờ trên vì khi nhận nhiệm vụ,các anh được đưa ra giới thiệu trước cộng đoàn và thực hiện nghi thức tuyên hứa trước Chúa và hằng trăm,hằng ngàn giáo dân.Bây giờ rủ áo đi về không lý do,không kèn không trống,khiến ai cũng ngỡ ngàng.
Thôi thì " Cung kính bất như tòng mệnh (cung kính không bằng tuân mệnh) ".Nhưng phải chi có được một lời giải thích,một câu nói cảm ơn đến những người đã từng phục vụ cho cộng đoàn với ngần ấy năm giống như những lương dân họ vẫn thường đối xử với nhau thì có lẽ mọi chuyện sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.
Không biết nên buồn hay vui sau khi gần 4 năm tận tuỵ với công việc ?
Hình ảnh này nay chỉ còn là kỷ niệm
 Blogger MichelLuong được " truyền tin " mình cũng bị  thôi việc khi đang ở nơi xa vào đúng vào ngay ngày  " Truyền Giáo ".Mỉa mai thật !
Đáp : XIN VÂNG !

 

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

THIÊN ĐẠO THÁNH KINH

Trong những ngày sắp tới,Blog NGƯỜI GIÁO DÂN sẽ khởi đăng THIÊN ĐẠO THÁNH KINH.Đây là bộ sách giáo lý của một tôn giáo riêng do một điền chủ người Trà Vinh sáng lập cho con cháu mình vào những năm đầu thế kỷ 20
Ông là một người theo Nho Giáo từ nhỏ,nhưng sau này ông nhận ra được Thiên Chúa và quyết chí đi theo Ngài.Nhưng khi ông muốn trỡ lại con đường Chúa Ki-Tô thì lại vướng mắc vào những thủ tục phiền hà rối rắm của Giáo luật thời đó nên Ông tự mình Rửa Tội và lập ra một tôn giáo riêng đặt tên là ĐẠO TRỜI,lấy Kinh Thánh Ki-Tô Giáo làm nền tảng và soạn ra quyễn Thiên Đạo Thánh Kinh nhằm hướng dẫn cho con cháu tuân theo.Đây là một tôn giáo chỉ truyền bá trong Dòng Họ Tạ Trung Trà Vinh mà thôi.Bài đăng chỉ để tham khảo,còn đúng hay sai sẽ do Thiên Chúa phán xét.
Ông Tạ Trung Võ,người sáng lập ra ĐẠO TRỜI

NGƯỜI TÌNH 100 NĂM

Ông ra công viên tập dưỡng sinh và kết thân với một bà cụ kém hơn ông 2 tuổi,lúc đó tuổi ông vừa tròn 100.Họ đều đặn bên nhau mỗi buổi sáng như một cặp tình nhân . Có một điều ông không thích là bà ưa cằn nhằn ông về cái tật hay quên đội nón khi đi ra sương sớm.Một hôm bà bị đột quỵ,sống luôn đời sống thực vật không bao giờ tỉnh lại nữa.Ông ra đi một mình nhưng ít thường xuyên hơn.Một ngày kia khi cúi xuống gỡ cọng dây thun vướng vào ngón chân,ông hoa mắt ngã ngay xuống lòng đường...Bác sĩ kết luận ông bị gãy xương bả vai và xương chậu,có thể sẽ lâu hồi phục.Sức khoẻ ông yếu dần,các bệnh cơ hội thừa lúc đó tấn công.Ông lìa đời khi tuổi vừa qua 104.
Bên nhà kia bà cụ hơi thở lúc còn lúc mất,các con cháu tụ họp nhau đọc kinh,khấn cầu...Bà tắt hơi đi theo ông sau một ngày.Bên cõi vĩnh hằng hai người chắc vừa gặp lại nhau
" Ông lại không đội nón nữa rồi ? "


( viết theo một câu chuyện có thật )


( Phuocluonghuu )

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

LÊN NÚI TAO PHÙNG DỰ TIỆC


Ngạc nhiên vì nhận được " thiệp vàng " từ núi Tao Phùng mời đến dự tiệc mừng kỷ niệm 08 năm ngày Thụ Phong Linh Mục của Cha Phó Xứ Đa Minh Trần Thế Huy.
Chẵng phải vừa rồi tại Nhà Xứ đã có tiệc mừng Cha rồi hay sao ?

Hay là vừa rồi Cha không thấy nhóm Thừa Tác Viên  tham dự trong Nhà Xứ nên hôm nay Ngài mời đến nơi này ? 
Đây là một sự vinh hạnh.Cảm ơn Cha,chiều nay chúng con sẽ đến...
 Nhóm " Thừa " Tác Viên
HÌNH ẢNH TIỆC MỪNG TẠI NÚI TAO PHÙNG
4 giờ chiều mưa bắt đầu nặng hạt trên Thành phố Vũng Tàu,những cơn mưa dai dẵng cứ bắt đầu từ xế chiều đã liên tục kéo dài cả tháng.Liệu hôm nay có làm mất vui buổi tiệc ?
 Nhưng mưa lại tạnh một cách bất ngờ,anh em lên đường thôi !

 Chúc mừng ngày vui của Cha
 Hôm nay Cha tổ chức một buổi tiệc để mời thân bằng quyến thuộc,thân hữu gần xa đến chia sẻ niềm vui trong ngày Kỷ niệm 08 năm Thụ Phong Linh Mục





Cha cùng Ông Cố ngõ lời cảm ơn đến người đã thực hiện buổi tiệc ngon hôm nay.
Cùng với các anh em cựu Ban Hành Giáo,Thừa Tác Viên,những người vừa mới đây còn rất xa lạ với Cha nhưng hôm nay đã là Cha con trong một nhà.
Xin cảm ơn Cha rất nhiều về ngày vui này.
( Blogger Michel Luong )

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

CHÚC MỪNG 38 NĂM NGÀY THỤ PHONG LINH MỤC

Hân hoan chúc mừng 08 năm ngày thụ phong Linh Mục ( 06/10/2005-06/10/2013 ): 
 Cha Gioan Maria Vianney Trần Vũ Hoàng Chương
Cha Đa Minh Trần Thế Huy

Xin kính chúc hai Cha được an lành và nhiều sức khoẻ trên con đường phục vụ Thiên Chúa và dẫn dắt các con Chiên của Người.