Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

CƯỜI CŨNG LÀ BỐ THÍ


Đầu xuân lên chùa thấy Đức Di Lặc cười, ta cũng cười. Có mấy ai nghĩ rằng cười được với nhau cũng là một cách bố thí. Vậy cười cũng có thể bố thí sao? Nghĩ kỹ lại thấy rất đúng, cười được với nhau là cho nhau tin yêu, hoan hỷ và cảm thông, đó cũng là bố thí.
Nói đến bố thí, chúng ta thường biết có tài thí như bố thí tiền tài, của cải vật thực; pháp thí là đem lời hay lẽ phải, chân lý đúng đắn, những lời dạy quý báu khuyên bảo người khác, giảng kinh thuyết pháp, in ấn kinh sách; và vô úy thí là an ủi, làm cho người khác không sợ hãi, tăng thêm dũng khí, niềm tin… Như vậy trong ba pháp bố thí ấy, nở một nụ cười thuộc loại vô úy thí. Ví dụ như, người đi khám bệnh, sau khi khám xong chỉ cần bác sĩ nở nụ cười sẽ khiến cho trạng thái tâm lý lo sợ hồi hộp của bệnh nhân tan biến ngay. Nếu bác sĩ mỉm cười an ủi khích lệ, chắc chắn hiệu quả trị liệu sẽ hoàn toàn khác. Tâm lý học hiện đại cho rằng, trạng thái tâm lý có thể cảm hóa người khác. Có một câu chuyện như sau: Có một thợ làm tóc đi mua đồ, gặp phải gương mặt lạnh của người bán hàng, cả ngày trạng thái tình cảm của người thợ làm tóc không tốt cho nên ảnh hưởng đến kết quả làm việc cũng không tốt. Cuối ngày người thợ làm tóc làm mặt cho một người khách, do trạng thái tình cảm không tốt nên làm trầy mặt người khách, sau khi tranh cãi, nhìn lại người khách xui xẻo kia lại chính là người bán hàng mặt lạnh lúc sáng. Mỗi người đều có kinh nghiệm như vầy: Dù một câu tranh cãi cũng khiến mình mấy ngày không vui, thậm chí trút giận lên người khác hoặc đồng sự; một nụ cười luôn luôn khiến mình cảm thấy an vui, những người xung quanh cũng cảm thấy thân thiện, hiệu quả công việc cũng từ đó mà được nâng cao. Ðây chính là sức hấp dẫn kỳ lạ của nụ cười, chúng ta không thể xem thường nó.
Có một số đệ tử xuất gia của Phật cho rằng phải giữ nét mặt cho nghiêm, làm gì cũng không dám mỉm miệng cười, nếu cười e rằng mất oai nghi, do vậy giữ nét mặt nghiêm đến nỗi gần như lạnh nhạt, khiến mọi người "kính nhi viễn chi", như vậy là người có oai nghi. Mỉm cười là mất oai nghi sao?! Thiền tông có một giai thoại: Một bà lão đã cúng dường một thiền tăng hơn 20 năm rồi, hôm nọ bà lão có ý để một cô gái tuổi thanh xuân xinh đẹp đến thân cận cúng dường, thiền tăng không chút động lòng còn nói “khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí” (cây khô bên núi lạnh, ba đông không mảnh tình). Sau khi biết được, bà lão giận dữ nói rằng: “Tôi cúng dường 20 năm chỉ nuôi một tục hán!”. Thế là bà đuổi đi và đốt luôn am cỏ.
Thiền là sinh động hoạt bát, tràn đầy sức sống thiền vị, vị thiền tăng kia không hiểu ý này, tuy tu nhiều năm nhưng chưa đạt được thiền vị chân chánh, đành phải cuốn gói ra đi. Có người cho rằng Phật giáo là tôn giáo của niềm vui, tôn giáo của niềm hoan hỷ và đệ tử của Phật là những người hoan hỷ trên thế giới. Đó là một sự thật, pháp hỷ không những tồn tại ở nội tâm mà cũng hiện ra ở bên ngoài, một nụ cười hàm tiếu, một câu nói nhẹ nhàng cũng khiến cho chúng sanh thấm nhuần pháp hỷ thiền duyệt, đây chẳng phải lúc nào cũng thực hành pháp bố thí một cách thiết thực đó sao! Ðức Phật dạy rằng: “Hoan hỷ là nguồn gốc mở mang trí tuệ của những người giác ngộ”.
Có người sẽ nói, ôi mỉm miệng cười ai mà không làm được, chuyện nhỏ sao gọi là pháp bố thí? Kỳ thực, cái gọi là “mỉm cười” của đa số mọi người chỉ là sự vận động của bắp thịt trên gương mặt, hoàn toàn không phải phát xuất từ nội tâm, đương nhiên không có sức cảm hóa người khác một cách sâu sắc. Khi có niềm hoan hỷ từ nội tâm thì nụ cười hàm tiếu sẽ hiện ra. Tất cả chúng ta đều có thể nghiệm như vầy, mỗi khi chúng ta có nhân duyên thân cận những vị cao tăng hoặc chư vị thiền giả, điều đầu tiên chúng ta nhận thấy đó là nét mặt từ hòa, nụ cười của những vị ấy sẽ khiến cho chúng ta không thể quên, giống như thắp lên một ngọn đèn sáng trong tâm linh của chúng ta. Khi nụ cười của chúng ta tràn đầy pháp hỷ thiền vị, cũng có thể thắp lên ngọn đèn tâm linh cho những người khác, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc, an lạc.
Một người dù mọi lúc mọi nơi dùng nụ cười chân thành để đối đãi với mọi người, cảm hóa mọi người, đó cũng chính là sự hiển lộ của Phật tánh, bắt đầu giác ngộ, chính là phát Bồ đề tâm. Ðặc biệt là hàng đệ tử của Phật cần dùng nụ cười hàm tiếu tràn đầy niềm hoan hỷ.
( THÍCH HẢI TÍN )

Chúng ta vừa đọc một bài chia sẻ rất đáng để tâm suy gẩm.
" Gì cũng cười " thì cũng không hay mà chỉ cười khi cần đến điều gì đó thì lại là một việc làm quá tệ ! 
(MichelLuong )


Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

ĐỨC MẸ VÀ HỒI GIÁO


Nhiều người Công giáo không biết rằng Đức Mẹ rấ được các tín đồ Hồi giáo yêu mến và tôn kính. Đức Mẹ là phụ nữ duy nhất được nhắc tên 34 lần trong kinh Koran – hơn cả số lần trong Kinh thánh! Có cả một chương “Mẹ Maria” (Mariam), và được các tín đồ Hồi giáo diễn tả là chương hay nhất trong toàn bộ kinh Koran. Chương III trong kinh Koran la chương Imran, theo tên của Thân phụ Đức Mẹ.

Kinh Koran nói về việc Đức Mẹ dâng mình trong Đền thờ Giêrusalem, về lễ tẩy trần, về cuộc truyền tin, về sự trinh thai và về việc sinh Chúa Giêsu. Đức Mẹ được Hồi giáo nhận biết và tôn kính là người được thánh hóa và cao trọng nhất trong các phụ nữ, và là sự hoàn hảo tâm linh: “Các thiên thần nói: ‘Lạy Mẹ Maria! Thiên Chúa đã chọn Mẹ và thanh tẩy Mẹ – chọn Mẹ hơn hẳn các phụ nữ ở mọi quốc gia. Lạy mẹ Maria! Xin thờ lạy Thiên Chúa: Xin phủ phục, và quỳ gối (khi cầu nguyện) với những người cùng quỳ gối” (Koran 3:42-43).

Thật vậy, điều ngạc nhiên đối với nhiều người Công giáo là Hồi giáo chấp nhận “sự đồng trinh trọn đời” của Đức Mẹ, gián tiếp có nghĩa là Vô nhiễm Nguyên tội – hai tín điều chính về Đức Mẹ. Trong kinh Koran, Đức Mẹ được nhận biết là thụ tạo duy nhất không mắc Tội Tổ Tông từ trước khi làm người, được giữ khỏi mọi tội suốt cả đời.
 Chúng ta đọc lời cầu nguyện của Đức Mẹ trong kinh Koran: “Lạy Chúa, con dấn thân phục vụ Ngài từ trong lòng con. Xin Ngài thương nhận. Chỉ mình Ngài lắng nghe và thấu suốt mọi sự”. Và khi Đức Mẹ sinh Chúa Con, Đức Mẹ nói: “Lạy Chúa, con được gọi là mẹ của Người. Xin bảo vệ con và con cháu khỏi Satan... và xin Con Chúa chấp nhận con” (Koran 3:35-37).
Ở phần khác, kinh Koran nói: “Thiên thần nói: ‘Hỡi Cô Maria, Allah đã chọn Cô và thanh tẩy Cô. Ngài đã chọn Cô hơn hẳn các phụ nữ khác. Hỡi Cô Maria, hãy tận hiến cho Thiên Chúa” (Koran 3: 42-43). Kinh Koran nói về sự đồng trinh của Đức Mẹ: “Đối với các tín hữu, Thiên Chúa thiết lập một tấm gương... Maria... người đã giữ mình đồng trinh và nơi cung lòng ấy, chúng ta hít thở Chúa Thánh Thần; Đấng đã làm Mẹ tin Lời Chúa và Kinh thánh, đồng thời rất đạo hạnh” (Koran 66:11-12).

(Internet)

CHIA SẺ LỜI CHÚA

1 Ghi nhớ: Hãy tha thứ

2 Suy niệm: Oán thù, ghen ghét luôn đưa đến những hậu quả xấu về vật chất lẫn tinh thần, mức độ tác hại của nó thì vô chừng mực. Một điều không tránh khỏi và như là một hệ quả tất yếu, là trước khi đối phương nhận lấy hậu quả của sự oán thù thì chính ta, người mang trong mình sự oán ghét đó, luôn phải gánh lấy một tâm trạng nặng nề, tâm hồn cũng bị thiêu đốt và xâu xé không kém gì kẻ bị oán ghét. Như vậy không ai được lợi cả mà chỉ có ma quỷ, kẻ xúi giục hưởng lợi mà thôi.

Ngược lại với sự oán ghét, tha thứ làm cho tâm hồn cảm thấy nhẹ nhàng thảnh thơi, thư thái vì đã bỏ được gánh nặng mà mình tự nguyện vác lấy, giập tắt lửa hận thù thiêu đốt tâm hồn. Tha thứ thật khó, nhưng phần thưởng cũng rất xứng đáng, đó là sự cao thượng và niềm vui thanh thoát, đó là sự khâm phục và kính trọng của mọi người.

3 Sống Lời Chúa:  Gieo gì gặt nấy

4 Cầu nguyện:  Lạy Chúa, xin cho con biết chọn lấy những hạt giống tốt để ươm trồng để đến mùa gặt, lòng con sẽ tràn đầy hân hoan.


(elyssatran)

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

CUỘC SỐNG QUANH TA

Làm việc chung không tị hiềm,cùng sống chung không ganh ghét.Sau hằng bao nhiêu năm đóng góp công sức cho cộng đoàn,hôm nay họ nắm lấy tay nhau,ngẩng cao đầu bước ra về...
Em sẽ ôm anh trọn cuộc đời,
Đừng hòng em bỏ...có mà mơ !
Thư giãn sau giờ Lễ ban mai
Bị chụp lén kìa !
Từ Mạnh !
Con Vua thì được làm Vua
Con Sãi ờ Chùa phải quét lá đa !
Lạng lách...đánh võng

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

GIEO HẠT MỖI NGÀY

Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích điểm trong đầu, chỉ để nhận ra rất sớm là cuộc đời có rất nhiều chỗ rẽ bất ngờ, và sau một lúc thì ta chẳng chắc là đời ta rồi sẽ về đâu. Nhưng như vậy thì đời mới vui.
Nếu quan sát trẻ em và người già thì ta thấy rất giống nhau – cả hai cùng rất yếu về thể xác và cùng nhiều tình cảm hơn lý luận. Và ta bắt đầu từ bụi đất, sẽ trở về cùng bụi đất. Điểm cuối cũng là điểm khởi hành.

Khái niệm đường vòng này rất ích lợi trong kế hoạch sống của chúng ta. Nếu ta biết đời không phải là đường thẳng và ta có thể vòng lại điểm đã qua, thì tốt hơn là trên mỗi bước đi, ta nên ném ra vài hạt trái cây ngũ cốc bên đường, hy vọng là dọc đường sẽ mọc nhiều cây trái, để lúc nào đó ta vòng lại thì có thể đã có sẵn trái ngon chờ đợi! Đi đến đâu gieo hạt giống đến đó, tức là sống hôm nay mà trồng cho ngày mai đó, các bạn ạ.
Dĩ nhiên là không phải hạt nào cũng lên cây tốt. Nhiều hạt sẽ bị chim ăn, nhiều hạt sẽ chết đi, nhưng sẽ có một ít hạt nẩy mầm sinh cây. Và những cây này, biết đâu lại sinh hoa trái và chim chóc sẽ mang hạt của chúng gieo rắc hàng bao nhiêu dặm xa khắp nơi. Cuộc đời biến hoá vô lường, làm sao ta có thể đoán hết hậu quả của chỉ một hạt nẩy mầm, huống chi là khi ta gieo nhiều hạt mỗi ngày.
                               Chọn hạt tốt để gieo
Nếu sống khôn ngoan, thì ta gieo hạt trên mỗi bước đi.
Nhưng các hạt đó là những gì? 
Thưa, chúng ta có thể chia các hạt ta có sẵn trong túi ra thành vài nhóm.
 1. Những nụ cười, những lời cảm ơn, và những lời nói hiền dịu.
 2. Tiền tài: nếu có thể cho ai một ít tiền, thì cho. Nếu có thể cho ai mượn ít tiền, thì cho mượn. Nếu có thể giúp ai đỡ đói một ngày, thì giúp.
 3. Công việc: nếu có thể mách bảo ai một cơ hội làm ăn thì mách bảo. Nếu có thể chỉ ai có được một công việc thì chỉ. Nếu có thể dạy ai một cách kiếm tiền thì dạy.
4. Kiến thức: nếu có thể dạy ai đó biết đọc, biết làm toán, thì dạy. Nếu có tài năng gì đó có thể chia sẻ lại với mọi người thì chia sẻ. Nếu có kỹ năng sống nào đó có thể dạy lại cho mọi người thì dạy.
 5. Đạo đức và triết lý sống: nếu ta đã có kinh nghiệm sống biết thế nào là đạo đức, thế nào là thiếu đạo đức, thế nào là tốt cho cuộc sống, thế nào là có hại, con đường nào sẽ đưa đến khổ đau, con đường nào sẽ đưa đến an lạc, thì hãy chia sẻ lại với anh chị em, nhất là những người ít kinh nghiệm sống hơn.
 6. Cách tự sống vững trên hai chân: có lẽ điều tốt nhất ta có thể trao tặng một người là kiến thức và kinh nghiệm giúp cho người đó có thể tự sống, tự xoay xở, dù là họ có lọt vào bất kỳ tình huống khó khăn nào. Đây là cách giúp cho họ kỹ năng sống cũng như tự tin để sống mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Phần cốt cán của nó là tư duy tích cực. 
Tất cả những điều này mỗi chúng ta đều đã có sẵn trong túi không ít thì nhiều. Chẳng tốn kém tiền bạc hay công lao chỉ để lấy ra vài hạt trong túi ném ra bên lề đường mình đang đi.
Và tất cả các hạt này đều chỉ nằm trong một gia đình thực vật lớn, gọi là “tình yêu”.
Nếu mỗi người chúng ta đều gieo hạt dọc đường thì sẽ có hai chuyện xảy ra. Thứ nhất, riêng cá nhân ta, một lúc nào đó ta sẽ hưởng được trái ngọt của hạt giống ta gieo hôm nay. Bắt buộc là như vậy. Càng gieo nhiều và càng sống lâu, xác suất được hưởng của ta càng tăng rất cao. Thứ hai, khi nhiều người gieo dọc đường, thì ai đi đâu, dọc đường nào, cũng đều có trái ngon chờ mình trên cây.
( Sưu Tầm )
 

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

TẠI SAO ?

Tại sao khi thấy đèn Cung Thánh sáng lên tôi mới tỏ vẻ khúm núm sợ sệt ?
Tại sao tôi lại năng nổ cùng đoàn thể đi đến nhà những người anh em đó đọc kinh trong khi tôi thù ghét họ ra mặt ?
Tại sao tôi cong lưng trước các Đấng Thừa Sai mà lại ưỡn ngực với những người khốn khó ?
Tại sao tôi lớn tiếng tuyên xưng đức tin trong Nhà Thờ mà lại e dè làm dấu Thánh trước mặt kẻ ngoại đạo ?
BỞI VÌ TÔI LÀ KẺ CHỈ GIỮ ĐẠO LÚC BAN NGÀY.
( phê và tự phê )

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

ẢNH TƯ LIỆU : CÔNG ĐỒNG VATICAN II

 Rome 11/10/1962 - Toàn cảnh bên trong Ðền Thờ Thánh Phêrô trong thời gian Công đồng Vatican II
Giáo hoàng Gioan XXIII chủ tọa trên cung thánh bên dưới tán che (Baldachino). 

Photographer: Hank Walker

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

CHIA SẺ LỜI CHÚA

1. Ghi nhớ: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy".(Mt 25, 40)
2. Suy niệm: Bài tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su nói về ngày Người sẽ trở lại vũ trụ để phán xét mọi người hay còn gọi là ngày cánh chung. Chính ngày cánh chung sẽ phân định cho chúng ta thấy giá trị những việc ta làm hay thiếu sót không làm cho tha nhân. Chúa không đòi hỏi ta tìm Chúa ở nơi đâu xa để phục vụ Ngài. Nhưng Chúa muốn mỗi người chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa qua những người nghèo nàn nhất, bé nhỏ nhất đó là những"Chúa Kitô" để từ đó chúng ta có thể phục vụ họ như chính Chúa Kitô là mẫu gương phục vụ.
3. Sống Tin mừng: Sống quan tâm phục vụ tha nhân
4. Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con nhận ra rằng mỗi việc con làm cho những anh em bé nhỏ là con đang làm cho Chúa. Amen

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

GIÁO XỨ VŨNG TÀU ĐÓN NHẬN THÊM CHA PHÓ XỨ


ĐỨC CHA TÔMA NGUYỄN VĂN TRÂM VỪA BỔ NHIỆM CHA ĐA MINH TRẦN THẾ HUY, NGUYÊN CHÁNH XỨ PHƯỚC TÂN LÀM PHÓ XỨ VŨNG TÀU KIÊM ĐẶC TRÁCH CÔNG TRÌNH TƯỢNG ĐÀI CHÚA KI TÔ VUA. NHƯ VẬY VỚI ĐỢT BỔ NHIỆM NÀY, GIÁO XỨ VŨNG TÀU CÓ 2 LINH MỤC PHÓ XỨ LÀ CHA AN TÔN NGUYỄN MINH TRÍ VÀ CHA ĐA MINH TRẦN THẾ HUY PHỤ GIÚP CÔNG VIỆC CHO CHA CHÁNH XỨ PHÊRÔ TRẦN VĂN HUYÊN 
TIỂU SỬ CHA ĐA MINH TRẦN THẾ HUY

 CHA HUY SINH NĂM 1969
THỤ PHONG LINH MỤC:06.10.2005
PHÓ XỨ TÂN PHƯỚC ( HẠT BÀ RỊA): 2006-2009
CHÁNH XỨ PHƯỚC TÂN ( HẠT BÀ RỊA): 2009-2013
LỄ ĐÓN CHA PHÓ XỨ ĐA MINH TRẦN THẾ HUY
( Ảnh : Đa Minh Phạm Đức Hạnh )












" Lạy Chúa,con đây "