“Người ta cũng có thể phản bội Chúa Giêsu vì những thứ không phải là 30 đồng bạc như: vợ chồng phản bội nhau, thừa tác viên của Chúa phản bội với bậc sống của mình hoặc chăn dắt đoàn chiên để mưu cầu lợi ích cho bản thân. Kẻ nào phản bội lương tâm thì cũng phản bội Chúa Giêsu,”
Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011
Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011
Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011
O HOLY NIGHT
Chuyện kể về ca khúc “O Holy Night“ khởi điểm ở nước Pháp, nhưng sau đã lan ra khắp thế giới. Ca khúc thật giản dị này, phát khởi do lời yêu cầu của một giáo sĩ, sau này chẳng những đã trở thành một trong những ca khúc giáng sinh được ưa chuộng nhất mà còn đánh dấu một cuộc cách mạng kỹ thuật đã mãi mãi thay đổi phương thức truyền đạt âm nhạc đến quảng đại quần chúng.
Vào năm 1847, Placide Cappeau de Roquemaure là một ủy viên thương chính phụ trách về rượu tại một tỉnh nhỏ nước Pháp. Ông ít đi lễ nhà thờ nhưng lại có tài làm thơ. Và ông rất đỗi ngạc nhiên khi được cha xứ nhờ sáng tác một bài thơ để đọc trong thánh lễ giáng sinh. Thi sĩ ít lễ lạy này dẫu sao cũng rất hân hạnh được thi thố tài năng cho giáo xứ.
Trên chiếc xe ngựa lọc cọc lăn bánh qua con đường gồ ghề bụi bặm dẫn đến thủ đô Pháp quốc, Cappeau suy nghĩ về lời yêu cầu của vị linh mục. Bài thơ sắp sáng tác dĩ nhiên phải là một bài thơ đạo, trọng điểm là lễ giáng sinh, và dựa vào thánh kinh. Ông đã dùng Phúc âm thánh Luca làm chỉ dẫn. Cappeau tưởng tượng ông đang chứng kiến việc Chúa Hài Đồng sinh hạ tại Belem. Ý nghĩ đươc hiện diện trong đêm cực thánh đó đã gây thi hứng cho ông sáng tác, và khi chiếc xe tới Paris thì ông đã hoàn thành bài thơ “Cantique de Noel” (Bài ca giáng sinh).
Phấn khởi với sáng tác của mình, ông quyết định đó không chỉ đơn thuần là một bài thơ mà còn phải là một ca khúc đuợc một nhạc sĩ tài ba phổ nhạc. Không có năng khiếu về âm nhạc, Cappeau tìm đến bạn mình là Adolphe Charles Adams để nhờ giúp.
Adolphe sinh năm 1803, lớn hơn Cappeau 5 tuổi, là con một nhạc sĩ cổ điển thời danh và đã học tại nhạc viện Paris. Tới năm 1829 Adolphe đã hoàn thành nhạc kịch Pierre et Catherine. Tiếp theo sau thành công đó là Richard en Palestine, rồi đến các vũ khúc ballet viết cho các nhạc kịch Faust, la Fille du Danube, La Jolie Fille de Gand. Tài năng và danh tiếng lan rộng, ông được yêu cầu soạn hòa âm cho các giàn nhạc và vũ ballet trên khắp thế giới. Vậy mà bài thơ người bạn Cappeau trao cho ông lại là một thử thách khác xa những đơn đặt hàng đến từ Luân đôn, Bá linh hay St. Petersburg.
Nghiên cứu bài thơ Cantique de Noel, Adolphe thấy toàn lời ca triển dương tinh thần giáng sinh của Đấng Cứu Thế. Là người gốc Do Thái, ông thấy những lời đó ca tụng một ngày lễ mà ông không mừng, một con người mà ông không nhận là Con của Thượng đế. Nhưng thúc đẩy nhiều hơn bởi tình bạn, ông mau mắn và ân cần làm việc, cố gắng kết hợp những dòng nhạc với lời thơ đẹp của Cappeau và sau cùng hoàn thành một tác phẩm hài lòng cả nhà thi sĩ và vị linh mục. Ba tuần lễ sau đó tác phẩm được trình bày trong thánh lễ nửa đêm giáng sinh. Cả thi sĩ lẫn nhà soạn nhạc đều không thể ngờ những gì sẽ xẩy ra sau đêm đó.
Khởi đầu, ca khúc đã được đón tiếp nồng nhiệt tại các giáo đường ở nước Pháp trong tất cả các nghi thức của ngày lễ Giáng sinh. Nhưng khi Cappeau từ bỏ giáo hội để gia nhập phong trào xã hội, và các nhà chức trách trong giáo hội khám phá ra rằng Adolphe là người Do thái, thì nhạc bản này - lúc đó đã lớn mạnh và trở thành bài ca giáng sinh đuợc ưa chuộng nhất tại Pháp - đột nhiên bị giáo hội phủ nhận. Giới cầm quyền giáo hội Pháp lúc đó tuyên bố rằng bản “Cantique de Noel” không thích hợp trong các nghi lễ tại giáo đường vì không có phong vị thánh nhạc và lời ca “hoàn toàn thiếu tinh thần tôn giáo”. Tuy giáo hội cố chôn bản nhạc, nhưng giáo dân Pháp vẫn cứ hát. Một thập niên sau, một nhà văn Mỹ đưa ca khúc này ra trước một cử tọa mới cách nước Pháp nửa vòng trái đất.
Sinh ngày 13 tháng 5 năm 1813 tại Boston, John Sullivan Dwight tốt nghiệp đại học Harvard và trường thần học. Ông trở thành mục sư giáo phái Unitarian tại Northampton, tiểu bang Massachusetts, nhưng không hiểu sao cứ mỗi lần thuyết giảng trước đám đông là ông trở bệnh. Bất hạnh này làm ông cứ phải giam mình trong nhà, không dám xuất hiện trước quần chúng và do đó không thể làm nhiệm vụ mục sư được.
Là người rất thông minh và có tài, Dwight tìm cách khác để thi thố tài năng. Ông dùng khả năng viết lách để lập tờ báo chuyên về âm nhạc Dwight’s Journal of Music. Suốt ba thập niên lặng lẽ làm việc, ông phê bình đánh giá các nhạc bản một cách cẩn trọng. Tuy ông không xuất hiện được trước đám đông, nhưng một số các nhạc sĩ có tài và những người ưa chuộng âm nhạc vùng đông bắc nước Mỹ đã thích thú những bài viết có uy tín của ông. Trong lúc tìm kiếm các ca khúc mới để thẩm định, ông đọc đuợc “Cantique de Noel” bằng tiếng Pháp, và ông cảm thấy yêu mến ngay lời ca của bản nhạc này.
Ông không chỉ thấy cần phải giới thiệu bản nhạc giáng sinh tuyệt diệu này cho thính giả Mỹ mà còn cảm nhận trong thâm tâm rằng bài ca này còn đi xa hơn là diễn tả câu chuyện giáng sinh của Chúa nữa. Là một người có tinh thần giải phóng cao độ, ông cảm động vì những lời hát: “Quả thực, Người dạy ta yêu nhau. Luật của Người là tình thương, và Tin mừng của Người là hoà bình. Xích xiềng sẽ bị bẻ gẫy vì nô lệ là anh em ta, và nhờ danh Người sẽ thôi không còn áp bức.” Bản văn thể hiện trung thực quan điểm của ông về chế độ nô lệ ở miền Nam lúc đó. Nguời viết lời ca tin rằng Chúa đến để giải thoát mọi người và trong bản nhạc này mọi người thấy rõ thực tại đó.
Giữ ý chính của nguyên tác, Dwight phiên dịch lời ca một cách tài hoa ra Anh ngữ, đem in trong báo của ông và xuất bản trong mấy cuốn sách âm nhạc thời đó. Bản nhạc mau chóng được quần chúng Mỹ ưa chuộng, đặc biệt là ở miền Bắc trong thời kỳ Nội chiến.
Trở lại nước Pháp, mặc dầu “Cantique de Noel” bị cấm hát trong các nhà thờ gần hai thập niên, nhiều người vẫn hát tại nhà. Có một truyền thuyết kể rằng vào đêm trước lễ giáng sinh năm 1871, giữa trận chiến ác liệt giữa quân đội Đức và Pháp trong chiến tranh Pháp-Phổ, một binh sĩ Pháp bỗng dưng nhảy ra khỏi hầm trú ẩn lầy lội. Binh sĩ cả hai bên nhìn chằm chằm vào anh chàng có vẻ điên khùng này. Tay không mang vũ khí, anh đứng ngang nhiên ngước mặt nhìn trời cất cao giọng hát những câu mở đầu của bản Cantique de Noel: “Minuit, chrétiens, C’est l’heure solennelle Où l’Homme Dieu descendit jusqu’à nous” (“Nửa đêm rồi, hỡi người giáo hữu. Đây là giờ trọng thể Con Chúa xuống trần đến với chúng ta“). Đến lúc đó thì một anh lính bộ binh người Đức trèo ra khỏi nơi trú ẩn và hát đáp lại:”Vom Himmel hoch, da komm’ich her. Ich bring’euch gute neue Mar, Der guten Mar bring’ich so viel. Davon ich sing’n und sagen will.” Đó là phần mở đầu ca khúc “Ta từ trời xuống thế” của Martin Luther. Chuyện kể rằng sau đó trận chiến ngưng lại 24 giờ đồng hồ cho binh sĩ hai bên cùng tạm thời hoà hoãn để mừng ngày lễ Giáng sinh. Có lẽ câu chuyện này phần nào thúc đẩy giáo hội Pháp chấp nhận bản Cantique de Noel xứng đáng được hát lên trong các nghi lễ tôn giáo như trước.
Vào ngày trước lễ Giáng sinh năm 1906, Adams người thi sĩ sáng tác bài thơ thì đã chết từ lâu, còn nhạc sĩ Cappeau và dịch giả Dwight thì đã già. Hôm đó, Reginald Fessenden, một giáo sư đại học Pittsburgh 33 tuổi, trước kia là chuyên viên hoá học phụ tá cho nhà bác học Mỹ Thomas Edison, đã thực hiện một chuyện mà từ lâu vẫn tưởng không thể làm được. Sử dụng một loại máy phát điện mới, Fessenden nói vào chiếc máy khuếch đại và đó là lần đầu tiên trong lịch sử, tiếng nói của con người được truyền đi trên làn sóng điện: “Và xảy ra trong những ngày ấy, có lệnh của hoàng đế Xêda, là mọi người phải được kiểm tra”. Ông cất cao giọng đọc thật rõ ràng, hy vọng tiếng nói truyền đi tới một địa điểm xa ông đã ước định trong thí nghiệm.
Các chuyên viên vô tuyến trên các tàu biển và tại các toà báo sững sờ vô cùng ngạc nhiên khi thấy các làn sóng xung động thường ngày họ nhận được bằng mã số phát ra trên mấy chiếc loa nhỏ xíu bỗng nhiên ngưng lại và tiếng của vị giáo sư vang lên : ông đọc đoạn phúc âm nói trên trong sách thánh Luca. Một số người lúc đó tưởng đang xảy ra phép lạ, lần đầu tiên tiếng nói con người đuợc chuyển thành làn sóng điện và truyền đi đến một nơi xa.
Một số người khác tưởng chừng họ nghe được tiếng nói của thiên thần.
Lúc đó Fessenden có lẽ không biết được những cảm giác sững sờ ông gây ra trên các tàu biển và văn phòng báo chí, ông không biết sự kiện nhiều người chạy vội đến máy vô tuyến để lắng nghe những âm thanh tưởng như phép lạ. Thế nên, sau khi đọc xong đoạn phúc âm, Fessenden nâng chiếc violon của ông lên và chơi bản “O Holy Night”, bản nhạc đẩu tiên được truyền đi trên làn sóng vô tuyến. Bản nhạc chấm dứt và buổi truyền thanh kết thúc. Thế là âm nhạc đã tìm được một phương tiện mới để lan truyền khắp thế giới.
Từ buổi được hát lên lần đầu trong thánh lễ giáng sinh nhỏ bé năm 1847, bản “O Holy Night “ đã được hát lên cả triệu lần trong các thánh đường trên khắp thế giới. Từ buổi một nhóm người ít ỏi được nghe phát thanh lần đầu trên làn sóng vô tuyến, bản nhạc đã trở thành một trong những bài thánh ca được thu thanh và trình diễn nhiều lần nhất trong kỹ nghệ âm nhạc. Tổng số đĩa nhạc do nhiều ban nhạc trình bày đã lên đến hàng chục triệu. Bản nhạc này, xuất phát do lời yêu cầu của một linh mục không tên tuổi, viết ra bởi một thi sĩ sau này lìa bỏ giáo hội, phổ nhạc bởi một người Do thái, và được mang đến quần chúng Mỹ vừa như một công cụ để soi chiếu tội ác của chế độ nô lệ vừa để tường thuật lễ giáng sinh của Chúa, nó đã lớn mạnh để trở thành một trong những ca khúc tuyệt vời của mùa giáng sinh.
( SƯU TẦM )
Vào năm 1847, Placide Cappeau de Roquemaure là một ủy viên thương chính phụ trách về rượu tại một tỉnh nhỏ nước Pháp. Ông ít đi lễ nhà thờ nhưng lại có tài làm thơ. Và ông rất đỗi ngạc nhiên khi được cha xứ nhờ sáng tác một bài thơ để đọc trong thánh lễ giáng sinh. Thi sĩ ít lễ lạy này dẫu sao cũng rất hân hạnh được thi thố tài năng cho giáo xứ.
Trên chiếc xe ngựa lọc cọc lăn bánh qua con đường gồ ghề bụi bặm dẫn đến thủ đô Pháp quốc, Cappeau suy nghĩ về lời yêu cầu của vị linh mục. Bài thơ sắp sáng tác dĩ nhiên phải là một bài thơ đạo, trọng điểm là lễ giáng sinh, và dựa vào thánh kinh. Ông đã dùng Phúc âm thánh Luca làm chỉ dẫn. Cappeau tưởng tượng ông đang chứng kiến việc Chúa Hài Đồng sinh hạ tại Belem. Ý nghĩ đươc hiện diện trong đêm cực thánh đó đã gây thi hứng cho ông sáng tác, và khi chiếc xe tới Paris thì ông đã hoàn thành bài thơ “Cantique de Noel” (Bài ca giáng sinh).
Phấn khởi với sáng tác của mình, ông quyết định đó không chỉ đơn thuần là một bài thơ mà còn phải là một ca khúc đuợc một nhạc sĩ tài ba phổ nhạc. Không có năng khiếu về âm nhạc, Cappeau tìm đến bạn mình là Adolphe Charles Adams để nhờ giúp.
Adolphe sinh năm 1803, lớn hơn Cappeau 5 tuổi, là con một nhạc sĩ cổ điển thời danh và đã học tại nhạc viện Paris. Tới năm 1829 Adolphe đã hoàn thành nhạc kịch Pierre et Catherine. Tiếp theo sau thành công đó là Richard en Palestine, rồi đến các vũ khúc ballet viết cho các nhạc kịch Faust, la Fille du Danube, La Jolie Fille de Gand. Tài năng và danh tiếng lan rộng, ông được yêu cầu soạn hòa âm cho các giàn nhạc và vũ ballet trên khắp thế giới. Vậy mà bài thơ người bạn Cappeau trao cho ông lại là một thử thách khác xa những đơn đặt hàng đến từ Luân đôn, Bá linh hay St. Petersburg.
Nghiên cứu bài thơ Cantique de Noel, Adolphe thấy toàn lời ca triển dương tinh thần giáng sinh của Đấng Cứu Thế. Là người gốc Do Thái, ông thấy những lời đó ca tụng một ngày lễ mà ông không mừng, một con người mà ông không nhận là Con của Thượng đế. Nhưng thúc đẩy nhiều hơn bởi tình bạn, ông mau mắn và ân cần làm việc, cố gắng kết hợp những dòng nhạc với lời thơ đẹp của Cappeau và sau cùng hoàn thành một tác phẩm hài lòng cả nhà thi sĩ và vị linh mục. Ba tuần lễ sau đó tác phẩm được trình bày trong thánh lễ nửa đêm giáng sinh. Cả thi sĩ lẫn nhà soạn nhạc đều không thể ngờ những gì sẽ xẩy ra sau đêm đó.
Khởi đầu, ca khúc đã được đón tiếp nồng nhiệt tại các giáo đường ở nước Pháp trong tất cả các nghi thức của ngày lễ Giáng sinh. Nhưng khi Cappeau từ bỏ giáo hội để gia nhập phong trào xã hội, và các nhà chức trách trong giáo hội khám phá ra rằng Adolphe là người Do thái, thì nhạc bản này - lúc đó đã lớn mạnh và trở thành bài ca giáng sinh đuợc ưa chuộng nhất tại Pháp - đột nhiên bị giáo hội phủ nhận. Giới cầm quyền giáo hội Pháp lúc đó tuyên bố rằng bản “Cantique de Noel” không thích hợp trong các nghi lễ tại giáo đường vì không có phong vị thánh nhạc và lời ca “hoàn toàn thiếu tinh thần tôn giáo”. Tuy giáo hội cố chôn bản nhạc, nhưng giáo dân Pháp vẫn cứ hát. Một thập niên sau, một nhà văn Mỹ đưa ca khúc này ra trước một cử tọa mới cách nước Pháp nửa vòng trái đất.
Sinh ngày 13 tháng 5 năm 1813 tại Boston, John Sullivan Dwight tốt nghiệp đại học Harvard và trường thần học. Ông trở thành mục sư giáo phái Unitarian tại Northampton, tiểu bang Massachusetts, nhưng không hiểu sao cứ mỗi lần thuyết giảng trước đám đông là ông trở bệnh. Bất hạnh này làm ông cứ phải giam mình trong nhà, không dám xuất hiện trước quần chúng và do đó không thể làm nhiệm vụ mục sư được.
Là người rất thông minh và có tài, Dwight tìm cách khác để thi thố tài năng. Ông dùng khả năng viết lách để lập tờ báo chuyên về âm nhạc Dwight’s Journal of Music. Suốt ba thập niên lặng lẽ làm việc, ông phê bình đánh giá các nhạc bản một cách cẩn trọng. Tuy ông không xuất hiện được trước đám đông, nhưng một số các nhạc sĩ có tài và những người ưa chuộng âm nhạc vùng đông bắc nước Mỹ đã thích thú những bài viết có uy tín của ông. Trong lúc tìm kiếm các ca khúc mới để thẩm định, ông đọc đuợc “Cantique de Noel” bằng tiếng Pháp, và ông cảm thấy yêu mến ngay lời ca của bản nhạc này.
Ông không chỉ thấy cần phải giới thiệu bản nhạc giáng sinh tuyệt diệu này cho thính giả Mỹ mà còn cảm nhận trong thâm tâm rằng bài ca này còn đi xa hơn là diễn tả câu chuyện giáng sinh của Chúa nữa. Là một người có tinh thần giải phóng cao độ, ông cảm động vì những lời hát: “Quả thực, Người dạy ta yêu nhau. Luật của Người là tình thương, và Tin mừng của Người là hoà bình. Xích xiềng sẽ bị bẻ gẫy vì nô lệ là anh em ta, và nhờ danh Người sẽ thôi không còn áp bức.” Bản văn thể hiện trung thực quan điểm của ông về chế độ nô lệ ở miền Nam lúc đó. Nguời viết lời ca tin rằng Chúa đến để giải thoát mọi người và trong bản nhạc này mọi người thấy rõ thực tại đó.
Giữ ý chính của nguyên tác, Dwight phiên dịch lời ca một cách tài hoa ra Anh ngữ, đem in trong báo của ông và xuất bản trong mấy cuốn sách âm nhạc thời đó. Bản nhạc mau chóng được quần chúng Mỹ ưa chuộng, đặc biệt là ở miền Bắc trong thời kỳ Nội chiến.
Trở lại nước Pháp, mặc dầu “Cantique de Noel” bị cấm hát trong các nhà thờ gần hai thập niên, nhiều người vẫn hát tại nhà. Có một truyền thuyết kể rằng vào đêm trước lễ giáng sinh năm 1871, giữa trận chiến ác liệt giữa quân đội Đức và Pháp trong chiến tranh Pháp-Phổ, một binh sĩ Pháp bỗng dưng nhảy ra khỏi hầm trú ẩn lầy lội. Binh sĩ cả hai bên nhìn chằm chằm vào anh chàng có vẻ điên khùng này. Tay không mang vũ khí, anh đứng ngang nhiên ngước mặt nhìn trời cất cao giọng hát những câu mở đầu của bản Cantique de Noel: “Minuit, chrétiens, C’est l’heure solennelle Où l’Homme Dieu descendit jusqu’à nous” (“Nửa đêm rồi, hỡi người giáo hữu. Đây là giờ trọng thể Con Chúa xuống trần đến với chúng ta“). Đến lúc đó thì một anh lính bộ binh người Đức trèo ra khỏi nơi trú ẩn và hát đáp lại:”Vom Himmel hoch, da komm’ich her. Ich bring’euch gute neue Mar, Der guten Mar bring’ich so viel. Davon ich sing’n und sagen will.” Đó là phần mở đầu ca khúc “Ta từ trời xuống thế” của Martin Luther. Chuyện kể rằng sau đó trận chiến ngưng lại 24 giờ đồng hồ cho binh sĩ hai bên cùng tạm thời hoà hoãn để mừng ngày lễ Giáng sinh. Có lẽ câu chuyện này phần nào thúc đẩy giáo hội Pháp chấp nhận bản Cantique de Noel xứng đáng được hát lên trong các nghi lễ tôn giáo như trước.
Vào ngày trước lễ Giáng sinh năm 1906, Adams người thi sĩ sáng tác bài thơ thì đã chết từ lâu, còn nhạc sĩ Cappeau và dịch giả Dwight thì đã già. Hôm đó, Reginald Fessenden, một giáo sư đại học Pittsburgh 33 tuổi, trước kia là chuyên viên hoá học phụ tá cho nhà bác học Mỹ Thomas Edison, đã thực hiện một chuyện mà từ lâu vẫn tưởng không thể làm được. Sử dụng một loại máy phát điện mới, Fessenden nói vào chiếc máy khuếch đại và đó là lần đầu tiên trong lịch sử, tiếng nói của con người được truyền đi trên làn sóng điện: “Và xảy ra trong những ngày ấy, có lệnh của hoàng đế Xêda, là mọi người phải được kiểm tra”. Ông cất cao giọng đọc thật rõ ràng, hy vọng tiếng nói truyền đi tới một địa điểm xa ông đã ước định trong thí nghiệm.
Các chuyên viên vô tuyến trên các tàu biển và tại các toà báo sững sờ vô cùng ngạc nhiên khi thấy các làn sóng xung động thường ngày họ nhận được bằng mã số phát ra trên mấy chiếc loa nhỏ xíu bỗng nhiên ngưng lại và tiếng của vị giáo sư vang lên : ông đọc đoạn phúc âm nói trên trong sách thánh Luca. Một số người lúc đó tưởng đang xảy ra phép lạ, lần đầu tiên tiếng nói con người đuợc chuyển thành làn sóng điện và truyền đi đến một nơi xa.
Một số người khác tưởng chừng họ nghe được tiếng nói của thiên thần.
Lúc đó Fessenden có lẽ không biết được những cảm giác sững sờ ông gây ra trên các tàu biển và văn phòng báo chí, ông không biết sự kiện nhiều người chạy vội đến máy vô tuyến để lắng nghe những âm thanh tưởng như phép lạ. Thế nên, sau khi đọc xong đoạn phúc âm, Fessenden nâng chiếc violon của ông lên và chơi bản “O Holy Night”, bản nhạc đẩu tiên được truyền đi trên làn sóng vô tuyến. Bản nhạc chấm dứt và buổi truyền thanh kết thúc. Thế là âm nhạc đã tìm được một phương tiện mới để lan truyền khắp thế giới.
Từ buổi được hát lên lần đầu trong thánh lễ giáng sinh nhỏ bé năm 1847, bản “O Holy Night “ đã được hát lên cả triệu lần trong các thánh đường trên khắp thế giới. Từ buổi một nhóm người ít ỏi được nghe phát thanh lần đầu trên làn sóng vô tuyến, bản nhạc đã trở thành một trong những bài thánh ca được thu thanh và trình diễn nhiều lần nhất trong kỹ nghệ âm nhạc. Tổng số đĩa nhạc do nhiều ban nhạc trình bày đã lên đến hàng chục triệu. Bản nhạc này, xuất phát do lời yêu cầu của một linh mục không tên tuổi, viết ra bởi một thi sĩ sau này lìa bỏ giáo hội, phổ nhạc bởi một người Do thái, và được mang đến quần chúng Mỹ vừa như một công cụ để soi chiếu tội ác của chế độ nô lệ vừa để tường thuật lễ giáng sinh của Chúa, nó đã lớn mạnh để trở thành một trong những ca khúc tuyệt vời của mùa giáng sinh.
( SƯU TẦM )
Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011
TẢO HÔN
Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói ph ải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn. Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh. Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả lương thực, bệnh không khỏi. Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư. Vì thế bà mối đến, réo rắt: "Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha, còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà". Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng chị xin: "Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!". Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị. Bố chị nằm trên giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư! Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài. Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha mẹ , tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng. Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri.
Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa cũng chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng. Anh vâng lời mẹ gọi chị là chị gái. Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi, cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm chườm khăn hạ sốt, cho anh uống nước, uống thuốc. Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai. Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v... Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng rồi thờ thẫn tự hỏi mình: "Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình ư?". Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to: "Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đèn, thổi nến, lên giường..." Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói: "Chị ơi, em yêu chị!". Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ.
Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay. Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi, từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sức, cầm đi đổi lấy vài đồng tiền. Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi, mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua. Chỉ khổ cho bà mẹ chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ. Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hóa bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm rồi không dậy nổi. Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói: "Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó trưởng thành". Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi. Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ, là chị hay là mẹ của anh?
Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học. Cuộc sống của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao la như tình mẫu tử bền chặt. Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học Sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường. Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm điều gì nữa. Nhưng anh vẫn nói: "Chị, chờ tôi quay về nhé!". Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khóe miệng ẩn một nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khóe cười ấy không phải vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu.
Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi. Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc. Nhưng năm thứ ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa. Và kỳ nghỉ tôi cũng không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị. Lúc đó chị đã 29 tuổi. Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát li đi học, thế coi như là đã quá tốt với anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa. Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng mình có về nữa hay là không về nữa! Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: Dù sao thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: "Chị, chờ tôi quay về nhé!"; hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của mình đang ở xa; chị cứ chờ. Chị cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng.
Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về. Anh đã là một người đàn ông trưởng thành có phong cách và khí chất, dáng dấp một người đàn ông nho nhã hiểu biết. Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực. Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu. Chị không dám ngờ anh đã nói với chị: "Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành thân!". Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị? Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng cười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt nước mắt đẹp đẽ nhất đời người.
Năm tháng như bài ca, tình yêu như ngọn lửa Bây giờ chị đã bảy mươi hai, vì làm việc nặng nhọc quá nhiều, sức khoẻ kém, bệnh phong thấp làm chị đi tập tễnh. Anh sáu mươi mốt, đã về hưu từ lâu. Hai năm nay họ dọn về khu nhà này ở, nếu hôm nào trời không mưa gió, hoặc ngày quá lạnh, đều có thể gặp bóng dáng họ ở khu sân chơi, bồn hoa; chị nắm gậy chống, anh đỡ một bên, đi chậm chạp từng bước một về phía trước, như đang dìu một đứa trẻ tập đi, chăm sóc như thế, ân cần như thế. Những người biết chuyện của họ đều nhìn theo, cảm động bởi mối tình sâu nặng và bền chặt của anh và chị, mang nghĩa đủ tình đầy đi dọc một kiếp người. Anh nói: "Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy". Anh dắt tay chị, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười, đẹp như nét mây chiều êm ái nơi chân trời mùa hạ.
Trần Văn Khang
* Hình ảnh chỉ có tính minh họa cho bài viết
Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011
GIÁNG SINH YÊU THƯƠNG
Sắp đến Giáng Sinh, khí trời mát dịu và lòng người rộn ràng bao niềm vui .Một năm sắp qua với bao thăng trầm vẫn chỉ là nỗi khát khao nguyện cầu:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm”
Câu khấn nguyện này khiến bất cứ ai có đạo hay không cũng đều thấy là một lời ca ngợi tuyệt tác, dù như thế nào trong cuộc đời xảy ra khó khăn hay thuận lợi,niềm ao ước luôn là khát vọng hạnh phúc...Ai cũng vậy, không chỉ những người có đạo Thiên chúa mới mơ ước hạnh phúc, bình an cho cuộc đời mình ! Đấy là sự mong cầu của bất cứ ai thiện tâm,ông bà mình thường dạy: “Ở hiền gặp lành” đã tạo nên một bản sắc nhân hậu của người Việt Nam .Tôi là người ngoại đạo nhưng thời trung học được học dưới mái trường Thánh Giuse Vũng Tàu cạnh ngôi thánh đường chiều chiều vang vọng tiếng chuông ngân thanh thoát, được gặp gỡ các linh mục, sư huynh nhân từ và kiến thức uyên bác...tôi học được ở các vị này muôn điều hay tuyệt khi còn là một đứa trẻ thơ để mãi hàm ơn , chỉ mong cố gắng sống tốt để đúng với những gì mình được dạy.
Vì thế, mỗi năm đến mùa Giáng sinh! Khi tất cả bầu trời ngập tràn nắng nhẹ lung linh chào đón điều kỳ diệu mừng Thiên Chúa sinh ra đời ,lòng người ấm áp hơn,bao dung hơn theo những lời dạy của Chúa nhân từ đã mặc khải ru êm nỗi đau trần thế, nỗi đau con người vốn sinh ra đã phải chịu thử thách.Bởi vậy mà loài người cứ mãi cầu xin hạnh phúc, bình an...và hạnh phúc bình an chợt đến rồi đi, có rồi mất như những huyền bí mà Chúa sắp đặt, loài người không thể biết những gì phía trước cuộc đời mình.Hiểu vậy nên khi có dịp,tôi luôn ghé vào hang đá nằm một góc khuôn viên trường cũ,kính cẩn nguyện cầu Đức Mẹ Maria ban ơn lành...ghé vào thăm ngôi giáo đường đã cùng tôi bao mùa Giáng sinh khấn nguyện,mong sao đất nước yên bình cho tình yêu đôi lứa được vẹn toàn,cho bình an mãi là vĩnh cửu để loài người thương yêu nhau ...
Thủa cắp sách đến trường của chúng ta đến nay đã qua hơn bốn mươi năm dòng đời dâu bể,cũng thật diệu kỳ là khá lâu với những biến động cuộc đời thăng trầm chìm khuất, tôi được gặp lại nhóm bạn chung lớp chung trường ngày nào ...! Chúa ơi,kính xin người cho kẻ ngoại đạo này bao lâu nay luôn cố tìm những kỷ niệm ngày xưa đẹp như cổ tích của lớp học, sân trường mến yêu , bạn bè ngày nào nay gặp lại cứ rưng rưng nỗi nhớ khó quên, tôi chợt ngộ ra điều mà thời gian qua mình mãi hoài tìm kiếm nay trở về thân thương kỳ diệu.Tôi hạnh phúc,một hạnh phúc nhẹ nhàng quý báu mà cả đời tôi dong ruỗi đi tìm...Tất cả là một sự huyền bí mà con người không sao biết nổi, nói gì đến hiểu sự nhiệm mầu về Thiên Chúa, đấng toàn năng cao vời vợi nhưng thật gần với những ai tìm đến bên người.Trong cái se lạnh của đất trời, không khí Giáng Sinh đã rộn ràng khắp nơi cho trái tim ấm áp bình yên,trên cao đó khoảnh khắc mây trời ngào ngạt hương thơm thấm vào hồn người tiếng nhạc reo vui:Thiên Chúa giáng sinh ban phát tình yêu đến loài người nhỏ nhoi khắp chốn.
Một chút hoài niệm mỗi mùa Giáng Sinh về luôn khiến tôi nhớ bao kỷ niệm đẹp thời đi học và những đêm Giáng Sinh chờ thời khắc Chúa sinh ra đời trong lòng rộn ràng hạnh phúc, nhớ về tình bạn học, về tình yêu của những đêm hò hẹn:“ Chúa ơi ,trên cao ấy! Kính xin người ban phúc cho tình yêu chúng con” cũng như nhiều lời cầu xin khác của đôi lứa yêu nhau, mong cầu hạnh phúc vẹn toàn cứ làm tôi suy tư chìm đắm,bao cuộc tình đến rồi đi trong cuộc đời ta cũng đã là dĩ vãng nhưng kỷ niệm thì không thể xóa nhòa.Với tôi, ngôi thánh đường Vũng Tàu cổ kính in đậm dấu chân thật nhiều kỷ niệm của những lần cùng các bạn dạo quanh, cùng “Hắn” tay trong tay nói bao lời thương mến, cũng mơ ước viển vông, cũng mong chờ một chốn thiên đường tình ái ,để rồi thoảng như cơn sóng dữ ập đến xóa tan tất cả,nghiệt ngã nhói đau.Tôi vẫn bao mùa Giáng Sinh cố tìm về kỷ niệm,tìm mãi trong vô vọng ...đến bây giờ tóc đã thay màu,đời trải qua bao thay đổi lắm rồi còn gì mơ ước gì nữa đâu?!?
Giáng sinh là mùa của yêu thương. Xin mến chúc tất cả các bạn một lời chúc an bình nhất trong vòng tay nhân từ của Thiên Chúa,trong yêu thương nhân hậu của Đức Mẹ Maria, được hưởng hạnh phúc tuyệt vời mãi mãi ngự trị suốt cuộc đời các bạn đẹp như nắng xuân rạng ngời ấm áp.Các bạn có thấy vậy không?
PHAN THI VINH
* Phan Thị Vinh là một cựu học sinh trường Thánh Giuse khi xưa,một người ngoại đạo nhưng niềm tin vào Thiên Chúa của chị cũng là một điều đáng để chúng ta suy nghĩ.
Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011
EM LÀ SÓI CON ĐÂY
Một số hình ảnh dễ thương về các Sói Con đang sinh hoạt vào chiều thứ bảy hàng tuần tại sân nhà xứ Giáo Xứ Vũng Tàu.
EM LÀ SÓI CON ĐÂY !!!!
SÓI CON THA MỒI
HUYNH TRƯỞNG ƠI ! GIÚP EM VỚI !
TÌNH ĐỒNG ĐỘI
VÌ SAO EM KHÓC ?
NGÀY XỬA NGÀY XƯA,CÓ MỘT SÓI CON ƯA MÈ NHEO.....
Hình ảnh : PHUOCLUONGHUU
EM LÀ SÓI CON ĐÂY !!!!
SÓI CON THA MỒI
HUYNH TRƯỞNG ƠI ! GIÚP EM VỚI !
TÌNH ĐỒNG ĐỘI
NGÀY XỬA NGÀY XƯA,CÓ MỘT SÓI CON ƯA MÈ NHEO.....
Hình ảnh : PHUOCLUONGHUU
THẬT KỲ LẠ
1. Thật kỳ lạ: Tờ giấy bạc năm chục nghìn sao có vẻ rất lớn khi dâng tặng cho Nhà Thờ, mà sao lại nhỏ thế khi mình đi mua sắm?
2. Thật kỳ lạ: Hai giờ trong Nhà Thờ sao có vẻ dài lê thê, mà sao lại ngắn đến thế khi xem một tập phim?
3. Thật kỳ lạ: Mình không thể tìm ra một lời để nói khi cầu nguyện, mà không biết lời đâu lại sẵn thế khi nói chuyện với bạn bè?
4. Thật kỳ lạ: Đọc một chương Kinh Thánh sao mà quá khó khăn, mà đọc 100 trang tiểu thuyết tình cảm hay kiếm hiệp thì sao lại dễ đến thế?
5. Thật kỳ lạ: Sao ai ai cũng muốn ngồi hàng đầu khi nghe hoà nhạc, mà lại làm đủ mọi cách để ngồi hàng cuối trong Nhà Thờ?
6. Thật kỳ lạ: Sao chúng ta cần phải biết một việc làm cho Giáo Hội 2-3 tuần trước đó để rồi còn xếp lịch, mà lại sắp xếp ổn thoả các việc khác vào giờ phút cuối cùng?
7. Thật kỳ lạ: Học về Chúa để chia sẻ cho anh chị em sao quá khó khăn, mà học hiểu rồi truyền miệng những chuyện tầm phào sao lại dễ dàng đến thế?
8. Thật kỳ lạ: Sao mình tin mọi thứ mà báo chí nêu ra, mà lại thắc mắc mãi về những lời Kinh Thánh?
9. Thật kỳ lạ: Sao ai ai cũng muốn có một chỗ trên Thiên Đàng, mà lại không muốn tin, không muốn làm hay nói điều gì để được lên đấy?
10. Thật kỳ lạ: Sao khi mình gửi chuyện cười bằng E-mail thì tin rằng người ta chuyển ngay, nhưng khi sắp gửi một bức thư nói về Chúa thì mình lại đắn đo suy nghĩ trước khi đem chia sẻ?
11. Thật kỳ lạ : sao ta ca tụng Chúa suốt ngày suốt buổi trong Nhà Thờ mà lại ngại ngùng làm dấu Thánh trước bửa ăn ngoài nhà hàng nhỉ ?
"Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời". (Mt 10, 26-33)
Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011
CĂN PHÒNG TÂM LINH CỦA TÔI SÁNG HAY TỐI ?
Ánh sáng bừng lên trong bóng tối.
Trong không khí “dư âm mùa Giáng Sinh”, ai mà chẳng biết ánh sáng chính là Đức Giêsu đã bừng lên trong bóng tối trần gian.
Một câu hỏi được bật lên:
Nhưng còn bóng tối trong căn phòng tâm linh của tôi thì sao nhỉ??
Những câu trả lời đầy tự hào của người mang danh Kitô hữu:
Chà, cần gì phải nói chuyện ruồi bu này..
Căn phòng tâm linh của tôi lúc nào mà chẳng sáng..
· Này nhé, tôi là con nhà đạo gốc nhé.
· Tôi đã từng tham gia nhiều hội đoàn, cộng đoàn khác nhau.
Căn phòng tâm linh của tôi lúc nào mà chẳng sáng..
· Tôi đã từng làm lễ sinh, hàng ngày quanh quẩn nơi bàn thánh.
Tôi còn là giáo lý viên chuyên dạy Phúc Âm cho trẻ em, người trưởng thành.
Căn phòng tâm linh của tôi lúc nào mà chẳng sáng..
· Tôi là một tu sĩ, giáo sĩ, sống đời thánh hiến, thậm chí còn có địa vị cao trong Giáo hội.
· Tôi là một tiến sĩ thần học, biết hết những lẽ đạo cao siêu..
Nhìn bên ngoài, tôi quả là một người con Kitô hữu đạo đức, đáng mọi người thán phục.
Nhưng nếu có ai đó hỏi tôi:
Căn phòng tâm linh của bạn sáng, như thế chứng tỏ bạn tràn đầy ánh sáng của Chúa trong tâm hồn mình. Vậy thử hỏi:
Mỗi ngày bạn thực sự sống kết hiệp nên một với Ngài theo tâm tình của Phaolô: “Tôi sống, không phải là tôi sống mà là chính Đức Kitô sống trong tôi” tổng cộng được bao nhiêu phút?
Anh chuyên môn hỏi cắc cớ thiên hạ.
Thực tình mà nói, chuyện này quả thực khó trả lời.
Tôi cho rằng mỗi sáng thức dậy, dâng ngày cho Chúa để Chúa thánh hóa toàn bộ công việc của mình
và mỗi khi đêm về, trước khi đi ngủ, tôi dâng đêm cho Chúa để Chúa ban cho giấc ngủ bình an..
như vậy mà chưa đủ sao??
Về lý thuyết mà nói: quan niệm sống như thế nghe có vẻ tuyệt vời:
Coi như Chúa bao sân hết cho mình:
Ban ngày, Chúa thánh hóa công việc của tôi. Ban đêm, Chúa cho tôi ngủ yên…
Còn gì sung sướng bằng..Nhưng…
Nhưng… Chúa có thực sự Thánh hóa tất cả những việc của mình suốt ngày không?
Tôi quả là nghi ngờ điều này!!!
Lý do: Sau khi dâng ngày, tôi quên béng Chúa sống bên tôi..tôi quên béng Chúa sống trong tôi.
Tôi chỉ thấy thằng tôi học hành hoặc cật lực làm việc để kiếm tiền.
Tôi chỉ thấy thằng tôi nói năng, đối xử y như người không hề có Chúa trong lòng mình.
Tôi chỉ thấy thằng tôi ăn, ngủ, đi, đứng, vui buồn, chán nản rồi hy vọng hòan toàn theo khuôn mẫu thế gian.
Chúa có dính dáng gì tới đời sống của tôi đâu???
Tóm lại, tôi sống như người máy. Mỗi ngày như mọi ngày…
Thế thì lấy gì mà tuyên bố một cách oai phong rằng:
Căn phòng tâm linh của tôi lúc nào mà chẳng sáng..
Mà đã không sáng thì ắt hẳn là tối om…
Thì ra bấy lâu nay, dựa vào những việc đạo đức bên ngoài, dựa vào những chức vị cao trong giáo xứ, giáo hội, tôi cứ tưởng rằng:
Căn phòng Tâm linh của tôi sáng lắm chứ..
Hóa ra nó còn tối hơn “đêm ba mươi”.
Lý do chủ yếu sau đây: Là vì ngay từ còn nhỏ tôi đã bị đầu độc rằng:
Tôi vốn sinh ra đã mắc tội tổ tông.
Dù đã được chịu Phép Rửa, Thánh Thần đã tràn đầy trong tôi qua việc linh mục xức dầu Thánh cho tôi..Nhưng tôi vẫn tiếp tục bị nhồi nhét trong đầu rằng:
Tôi là vật phàm hèn, yếu đuối
Ngay cả việc đón nhận Chúa vào lòng thân thương như vậy, đầm ấm như vậy. Thế mà tôi vẫn cứ phải gào lên rằng: “Lậy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào lòng con!!!”
Chính vì vậy nên tôi cứ tưởng mình “bị mù từ lúc mới sinh” và cứ mù như thế cho tới suốt cuộc đời trên trần gian này.
Thực ra nó vẫn sáng ngời từ lâu lắm rồi..
Có nhiều lý do rất hùng hồn
Tôi được sinh ra bởi chính Thiên Chúa (Ga 1:13)
Mà Chúa là ánh sáng, tất nhiên tôi cũng là một tia sáng diệu huyền của Ngài chứ. Chúa là ánh sáng làm sao Ngài lại sinh ra một “cục tối”. Nghe có vẻ vô lý quá!!!
Ngay từ trong lòng thân mẫu, Chúa đã dùng Thần Khí của Ngài Thánh hiến tôi và sai tôi Loan Báo Tin Mừng cho muôn dân.
Mà thần Khí làm sao mà tối được?? Ngài sáng láng lắm chứ. Như vậy ắt hẳn là căn phòng Tâm linh của tôi lúc nào mà chẳng rạng ngời ánh sáng của Ngài – Ánh sáng của Ngài chứ không phải của cái thằng tôi đâu nhé.
Thế nhưng thực tế lại rất đáng tiếc và đáng buồn.
Tôi vẫn thấy căn phòng của mình “tối om om” !!!
Vậy làm cách nào để nó tỏa sáng như lòng Chúa mong ước.
Siêng năng đọc kinh ư?
Lo ra tới 90% ..thì nên cơm cháo gì !!
Siêng năng rước lễ ư?
Tôi đây rước lễ hơn 10.000 lần..thế mà vẫn thấy mình “chẳng đáng Chúa ngự vào lòng” !!!
Làm việc đạo đức ư??
Chỉ cảm thấy mình vênh vênh cái mặt chúng tỏ ta đạo đức hơn người..nhưng thực sự Tôi và Chúa vẫn “nghìn trùng xa cách”.
Làm việc bác ái ư??
Tôi chỉ thấy mình là người ban phát ơn huệ cho những kẻ khốn cùng ..thì ra cái tôi còn lớn hơn “núi Thái sơn” đến nỗi chẳng thấy Chúa đâu trong việc làm việc từ thiện bác ái này.
Thế thì làm gì bây giờ???
Thế thì làm gì bây giờ???
Chúa nói rồi: "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần."
Ôi chuyện này tôi đã nghe cả trăm lần rồi.
Đã sám hối và xưng tội cả ngàn lần rồi..có ăn thua gì đâu..
Tôi và Chúa vẫn “nghìn trùng xa cách”.
Và Nước trời vẫn ở tít bên kia thế giới mai sau..
Tôi có thấy gần như ở trên tay mình đâu (the kingdom of heaven is at hand) !!
Thì ra tôi đã hiểu sai việc Sám hối và hiểu sai chuyện Nước Trời
Hiểu đúng về Sám hối: Sám hối chính là “thay đổi não trạng, thay đổi quan niệm”.
Thay vì cứ tưởng mình phàm hèn, yếu đuối, tội lỗi xấu xa..
Thì tôi phải thay đổi quan niệm bằng cách xác tín rằng, hoàn toàn nhờ tình yêu thương của Chúa,
tôi được làm con Chúa, (Ga 1:13)
được tràn đầy sức mạnh của Thần Khí Thiên Chúa (Rm 5:5; 2Tm 4:7)
được sống trong ánh sáng của Chúa (1Ga 1: 7)
nếu tôi sống trong tâm tình người con yêu dấu của Chúa thì tự nhiên tôi cảm nghiệm rất rõ căn phòng Tâm linh của tôi luôn bừng lên Ánh Sáng của Chúa – chứ không phải ánh sáng của tôi.
Hiểu sai về nước Trời:
Thường thường chúng ta thường hiểu nước trời giống như triều đại vua Chúa trần gian ở trên chín tầng mây. Nơi đó, Chúa Cha và Chúa Con ngự trên ngai vàng, các Thánh xì xụp quỳ gối tung hô:
Thánh Thánh Thánh…không biết mỏi miệng là gì !!!
Còn tôi, một tên vô danh tiểu tốt, chỉ đứng rất xa…mấp mé cửa Thiên Đàng..lơ tơ mơ có thể bị rơi tỏm xuống hỏa ngục !!!
Hiểu đúng về nước trời.
Chúa ở đâu, nước trời ở đó. Chúa sống trong tôi thì Nước Trời ở ngay trong tôi.
Chính đức Giêsu đã khẳng định: Và người ta sẽ không nói : ‘Ở đây này !’ hay ‘Ở kia kìa !’, vì này Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông.” (Lc 17:21)
Tóm lại, từ nay, điều quan trọng nhất là phải thay đổi quan niệm.
Tóm lại, từ nay, điều quan trọng nhất là phải thay đổi quan niệm.
Từ quan niệm lạc quan yêu đời dựa vào tình yêu của Chúa, tôi sống trong tâm tình con yêu dấu của Ngài thì chẳng mấy chốc một ngày đẹp trời nào đó tôi bỗng khám phá ra rằng:
Ánh sáng của Chúa đang bừng sáng lên trong căn phòng Tâm linh của tôi.
Sưu tầm từ nguồn: cungchuavaodoi.net
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011
CHẾT TRONG AN BÌNH
Hãy đọc bài viết dưới đây,suy gẫm và nhìn lại mình
CHẾT TRONG AN BÌNH
Ðôi khi là một nhà sư tôi được yêu cầu đến tụng kinh cho tang lễ.Tôi cảm thấy buồn cho gia quyến của người chết nhưng đôi khi tôi cũng cảm thấy không giúp được gì vì có quá nhiều khó xử trong vai trò của một nhà sư đi tụng kinh đám tang.
Một ngày nọ, một phụ nữ trẻ tuổi đến gặp tôi. Cha cô mới chết sáng hôm đó. Ông mới chỉ 42 tuổi. Cô nói với tôi bằng tiếng Phúc Kiến: “Xin mời thầy đến tụng kinh. Xin thầy mở con đường cho cha tôi”. Tôi nhìn cô ta với tất cả tấm lòng từ bi mà tôi có thể tập trung. Tôi có thể cảm thấy sự bối rối và đau khổ của cô. Cô khoảng chừng 20 tuổi và là một người con gái có hiếu. Trong thâm tâm tôi nói thầm với mình: “Trời ơi tôi sẽ mở đường cho người như thế nào đây? Con đường tưởng tượng nào tôi sẽ vẽ trong không khí cho hồn tưởng tượng đặt chân lên? Làm sao tôi có thể nói với người phụ nữ trẻ tuổi tội nghiệp đang ở trong tình trạng buồn phiền và bối rối rằng: không có con đường nào như cô có lẽ đã tưởng tượng như thế?”
Ðức Phật cũng có lần ở trong tình thế như vậy và Ngài đã trả lời ra sao?
Một hôm một người trẻ tuổi lại gần Ðức Phật và hỏi Ngài: “Bạch Thế Tôn, cha con chết. Xin mời Ðức Phật đến và cầu nguyện cho cha con, cứu độ linh hồn ông ấy để ông ấy có thể đi lên thiên đàng. Những người Bà La Môn cử hành những nghi thức này nhưng Ðức Phật lại còn mạnh hơn họ nhiều. Nếu Ngài sẽ làm điều đó, chắc chắn hồn cha con sẽ bay thẳng về thiên đàng”.
Ðức Phật trả lời, “Rất tốt, hãy đi ra chợ và đem về cho ta hai cái bình đất và một ít bơ”. Người trẻ tuổi sung sướng vì Ðức Phật đã hạ cố thi hành một số thần thông để cứu linh hồn cha của mình. Anh ta vội vã đi ra phố và mua các thứ mà Ðức Phật bảo. Ðức Phật chỉ dẫn cho anh ta để bơ vào một bình và để đá vào bình kia. Rồi ném cả hai bình đó xuống ao. Người trẻ tuổi làm theo và cả hai bình đều chìm xuống đáy ao. Rồi Ðức Phật tiếp tục: “Bây giờ hãy lấy một cái gậy và đập vỡ hai bình đó ở dưới ao”. Người trẻ tuổi làm theo. Hai cái bình bị đập vỡ và bơ thì nhẹ đã nổi lên còn hòn đá vì nặng nên vẫn ở dưới đáy ao.
Rồi Ðức Phật nói: “Bây giờ nhanh lên đi tập họp tất cả những thầy tu. Hãy nói với họ đến và tụng kinh để bơ chìm xuống và viên đá nổi lên.” Người trẻ tuổi nhìn Ðức Phật, sửng sốt, nói, “Bạch Ðức Thế Tôn, Ngài có nói thật không ạ. Chắc chắn Ngài không thể trông chờ bơ nhẹ mà chìm và đá nặng mà nổi. Ðiều đó ngược lại với qui luật tự nhiên.”
Ðức Phật mỉm cười và nói: “Này con, con đã thấy nếu cha con có một cuộc đời LƯƠNG THIỆN thì những HÀNH VI của ông cũng nhẹ như bơ cho dù thế nào thì ông cũng lên thiên đàng. Không ai có thể cản được, ngay cả đến ta. Không ai có thể chống lại NGHIỆP luật thiên nhiên.
Nhưng nếu cha ngươi có một cuộc đời BẤT THIỆN thì cũng giống như hòn đá nặng, cha ngươi sẽ bị chìm vào địa ngục. Dù tụng kinh nhiều đến đâu đi nữa bởi tất cả các thầy tu trên thế giới này cũng không thể gây thành khác được.”
Người trẻ tuổi hiểu rõ. Anh chữa lại quan niệm sai lầm của anh và ngừng đi loanh quanh đòi hỏi cái không thể được.
Nụ cười của Ðức Phật đã đi tới điểm: Không ai có thể cứu chúng ta, tối thiểu của tất cả sau khi chúng ta chết. Theo NGHIỆP luật, chúng ta là sở hữu chủ của những hành vi của chúng ta, chúng ta là người thừa hưởng những hành vi của chúng ta. Những hành vi của chúng ta thực sự là tài sản của chúng ta. Chúng là chỗ nương tựa thực sự của chúng ta, là những thân nhân thực sự của chúng ta. Chúng là trung tâm từ đó chúng ta xuất phát.
Khi chúng ta chết, chúng ta không mang được dù chỉ có một xu với chúng ta, hay bất cứ thứ đồ gì của cá nhân chúng ta. Cũng chẳng có thể mang được một trong những người thân để cùng đi với chúng ta. Giống như chúng ta đến một mình theo NGHIỆP của chúng ta thì chúng ta cũng phải ra đi một mình.
Nếu chúng ta hiểu rõ NGHIỆP luật, thì chúng ta sẽ cảm niệm thấy sống một cuộc đời LƯƠNG THIỆN quan trọng đến như thế nào trong khi chúng ta còn sống. Ðợi đến lúc chết thì sẽ quá muộn. Có một chút gì đó có thể làm được…
Tỳ Kheo Visuddhacara
Thích Tâm Quang dịch
Lời bình:...Chúng ta cũng vậy,cũng chạy đến cầu xin các Đấng,các Cha,các Thầy,các Hội Đoàn đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn Ông Bà Cha Mẹ chúng ta được cứu rỗi...Nhưng than ôi ! được ích gì khi nếu lúc rời khỏi thế gian này họ đã mang theo quá nhiều...đá.
Một số người lại cho rằng chỉ cần gặp Cha để Xưng Tội,chỉ cần lãnh phép Bí Tích Xức Dầu là...sạch tội ! Thôi được ! cứ cho rằng điều ấy là đúng đi thì có ai chắc đến giờ lâm chung chúng ta sẽ được gặp Cha Xứ ?.Và nếu " sạch tội " mà dễ dàng như vậy thì thế gian này sẽ chỉ toàn là những người ác còn trên Thiên Đàng thì chưa chắc đã có chổ cho chúng ta chen chân vào.
Không ai cứu chúng ta ngoài chúng ta,đừng lạm dụng sự nhân từ của Thiên Chúa,hãy tích trữ thật nhiều "bơ" vào khi chúng ta còn tồn tại,còn có thể tạo ra chúng hằng ngày.
Khúm núm trước các Cha các Thầy,cung kính trước bàn thờ Thiên Chúa,nào có nghĩa gì khi chúng ta ngẩng mặt lên với những anh em kém hơn mình.
Chúng ta " rang " kinh chục này qua chục kia mỗi ngày để làm chi ? khi chúng ta cũng dùng miệng lưỡi đó để nói những lời cay độc.
Thiên Chúa ở trên cao,Ngài sẽ nhìn thấy những gì chúng ta làm chứ Ngài không thèm nghe những lời sáo rỗng chúng ta nói.
Phải làm sao để giờ phút cuối cùng,chúng ta ra đi...thật nhẹ nhàng và tự nổi lên trước mặt Thiên Chúa.
Không ai có thể xóa tội cho chúng ta nếu chúng ta cố tình làm ra tội !
MICHEL LUONG
( Lời bình là quan điểm riêng của người viết )
CHẾT TRONG AN BÌNH
Ðôi khi là một nhà sư tôi được yêu cầu đến tụng kinh cho tang lễ.Tôi cảm thấy buồn cho gia quyến của người chết nhưng đôi khi tôi cũng cảm thấy không giúp được gì vì có quá nhiều khó xử trong vai trò của một nhà sư đi tụng kinh đám tang.
Một ngày nọ, một phụ nữ trẻ tuổi đến gặp tôi. Cha cô mới chết sáng hôm đó. Ông mới chỉ 42 tuổi. Cô nói với tôi bằng tiếng Phúc Kiến: “Xin mời thầy đến tụng kinh. Xin thầy mở con đường cho cha tôi”. Tôi nhìn cô ta với tất cả tấm lòng từ bi mà tôi có thể tập trung. Tôi có thể cảm thấy sự bối rối và đau khổ của cô. Cô khoảng chừng 20 tuổi và là một người con gái có hiếu. Trong thâm tâm tôi nói thầm với mình: “Trời ơi tôi sẽ mở đường cho người như thế nào đây? Con đường tưởng tượng nào tôi sẽ vẽ trong không khí cho hồn tưởng tượng đặt chân lên? Làm sao tôi có thể nói với người phụ nữ trẻ tuổi tội nghiệp đang ở trong tình trạng buồn phiền và bối rối rằng: không có con đường nào như cô có lẽ đã tưởng tượng như thế?”
Ðức Phật cũng có lần ở trong tình thế như vậy và Ngài đã trả lời ra sao?
Một hôm một người trẻ tuổi lại gần Ðức Phật và hỏi Ngài: “Bạch Thế Tôn, cha con chết. Xin mời Ðức Phật đến và cầu nguyện cho cha con, cứu độ linh hồn ông ấy để ông ấy có thể đi lên thiên đàng. Những người Bà La Môn cử hành những nghi thức này nhưng Ðức Phật lại còn mạnh hơn họ nhiều. Nếu Ngài sẽ làm điều đó, chắc chắn hồn cha con sẽ bay thẳng về thiên đàng”.
Ðức Phật trả lời, “Rất tốt, hãy đi ra chợ và đem về cho ta hai cái bình đất và một ít bơ”. Người trẻ tuổi sung sướng vì Ðức Phật đã hạ cố thi hành một số thần thông để cứu linh hồn cha của mình. Anh ta vội vã đi ra phố và mua các thứ mà Ðức Phật bảo. Ðức Phật chỉ dẫn cho anh ta để bơ vào một bình và để đá vào bình kia. Rồi ném cả hai bình đó xuống ao. Người trẻ tuổi làm theo và cả hai bình đều chìm xuống đáy ao. Rồi Ðức Phật tiếp tục: “Bây giờ hãy lấy một cái gậy và đập vỡ hai bình đó ở dưới ao”. Người trẻ tuổi làm theo. Hai cái bình bị đập vỡ và bơ thì nhẹ đã nổi lên còn hòn đá vì nặng nên vẫn ở dưới đáy ao.
Rồi Ðức Phật nói: “Bây giờ nhanh lên đi tập họp tất cả những thầy tu. Hãy nói với họ đến và tụng kinh để bơ chìm xuống và viên đá nổi lên.” Người trẻ tuổi nhìn Ðức Phật, sửng sốt, nói, “Bạch Ðức Thế Tôn, Ngài có nói thật không ạ. Chắc chắn Ngài không thể trông chờ bơ nhẹ mà chìm và đá nặng mà nổi. Ðiều đó ngược lại với qui luật tự nhiên.”
Ðức Phật mỉm cười và nói: “Này con, con đã thấy nếu cha con có một cuộc đời LƯƠNG THIỆN thì những HÀNH VI của ông cũng nhẹ như bơ cho dù thế nào thì ông cũng lên thiên đàng. Không ai có thể cản được, ngay cả đến ta. Không ai có thể chống lại NGHIỆP luật thiên nhiên.
Nhưng nếu cha ngươi có một cuộc đời BẤT THIỆN thì cũng giống như hòn đá nặng, cha ngươi sẽ bị chìm vào địa ngục. Dù tụng kinh nhiều đến đâu đi nữa bởi tất cả các thầy tu trên thế giới này cũng không thể gây thành khác được.”
Người trẻ tuổi hiểu rõ. Anh chữa lại quan niệm sai lầm của anh và ngừng đi loanh quanh đòi hỏi cái không thể được.
Nụ cười của Ðức Phật đã đi tới điểm: Không ai có thể cứu chúng ta, tối thiểu của tất cả sau khi chúng ta chết. Theo NGHIỆP luật, chúng ta là sở hữu chủ của những hành vi của chúng ta, chúng ta là người thừa hưởng những hành vi của chúng ta. Những hành vi của chúng ta thực sự là tài sản của chúng ta. Chúng là chỗ nương tựa thực sự của chúng ta, là những thân nhân thực sự của chúng ta. Chúng là trung tâm từ đó chúng ta xuất phát.
Khi chúng ta chết, chúng ta không mang được dù chỉ có một xu với chúng ta, hay bất cứ thứ đồ gì của cá nhân chúng ta. Cũng chẳng có thể mang được một trong những người thân để cùng đi với chúng ta. Giống như chúng ta đến một mình theo NGHIỆP của chúng ta thì chúng ta cũng phải ra đi một mình.
Nếu chúng ta hiểu rõ NGHIỆP luật, thì chúng ta sẽ cảm niệm thấy sống một cuộc đời LƯƠNG THIỆN quan trọng đến như thế nào trong khi chúng ta còn sống. Ðợi đến lúc chết thì sẽ quá muộn. Có một chút gì đó có thể làm được…
Tỳ Kheo Visuddhacara
Thích Tâm Quang dịch
Lời bình:...Chúng ta cũng vậy,cũng chạy đến cầu xin các Đấng,các Cha,các Thầy,các Hội Đoàn đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn Ông Bà Cha Mẹ chúng ta được cứu rỗi...Nhưng than ôi ! được ích gì khi nếu lúc rời khỏi thế gian này họ đã mang theo quá nhiều...đá.
Một số người lại cho rằng chỉ cần gặp Cha để Xưng Tội,chỉ cần lãnh phép Bí Tích Xức Dầu là...sạch tội ! Thôi được ! cứ cho rằng điều ấy là đúng đi thì có ai chắc đến giờ lâm chung chúng ta sẽ được gặp Cha Xứ ?.Và nếu " sạch tội " mà dễ dàng như vậy thì thế gian này sẽ chỉ toàn là những người ác còn trên Thiên Đàng thì chưa chắc đã có chổ cho chúng ta chen chân vào.
Không ai cứu chúng ta ngoài chúng ta,đừng lạm dụng sự nhân từ của Thiên Chúa,hãy tích trữ thật nhiều "bơ" vào khi chúng ta còn tồn tại,còn có thể tạo ra chúng hằng ngày.
Khúm núm trước các Cha các Thầy,cung kính trước bàn thờ Thiên Chúa,nào có nghĩa gì khi chúng ta ngẩng mặt lên với những anh em kém hơn mình.
Chúng ta " rang " kinh chục này qua chục kia mỗi ngày để làm chi ? khi chúng ta cũng dùng miệng lưỡi đó để nói những lời cay độc.
Thiên Chúa ở trên cao,Ngài sẽ nhìn thấy những gì chúng ta làm chứ Ngài không thèm nghe những lời sáo rỗng chúng ta nói.
Phải làm sao để giờ phút cuối cùng,chúng ta ra đi...thật nhẹ nhàng và tự nổi lên trước mặt Thiên Chúa.
Không ai có thể xóa tội cho chúng ta nếu chúng ta cố tình làm ra tội !
MICHEL LUONG
( Lời bình là quan điểm riêng của người viết )